(HBĐT) - Bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do hít phải những giọt nước bọt của người bệnh trong không khí có chứa vi khuẩn lao. Bệnh lao cũng là bệnh cơ hội, khi con người có sức đề kháng kém mà tiếp xúc với nguồn bệnh, thì dễ bị mắc bệnh hơn rất nhiều so với người bình thường, đó là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính, nghiện ma tuý, nghiện rượu... và nhất là người nhiễm HIV.
Bác sỹ Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) khám cho người bệnh HIV.
Nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao: Khoảng 10% trong suốt cuộc đời ở những người khỏe mạnh, có hệ thống miễn dịch bình thường, bị nhiễm lao từ lúc nhỏ sẽ chuyển thành bệnh lao. Với những người suy giảm miễn dịch như đồng nhiễm HIV, nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao sẽ tăng lên rất cao, khoảng 10%/năm.
Bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Việc chẩn đoán lao ở người nhiễm HIV thường khó khăn hơn, nhất là bệnh lao ngoài phổi, do dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Vi khuẩn lao trong đờm thường khó tìm thấy hơn. Các thuốc chống lao có tác dụng tốt với bệnh lao ở người bệnh lao/HIV. Điều trị lao cho người bệnh HIV/AIDS nói chung không khác biệt so với người bệnh không nhiễm HIV/AIDS. Khi điều trị cần lưu ý một số điểm: Tiến hành điều trị lao sớm ở người HIV có chẩn đoán lao; phối hợp điều trị thuốc chống lao với điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội khác bằng Cotrimoxazol và ARV càng sớm càng tốt, ngay sau khi người bệnh dung nạp thuốc chống lao (sau 2 tuần đầu tiên). Bên cạnh đó, việc điều trị lao cho những người nhiễm HIV/AIDS cũng có nhiều khó khăn như: Tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao xảy ra nhiều hơn, vi khuẩn lao kháng thuốc nhiều hơn, do người bệnh mang tâm tâm lý tuyệt vọng, chán nản, nên không tuân thủ điều trị bệnh, bỏ trị bệnh, tỷ lệ thất bại cao hơn..., nhưng khó khăn nhất vẫn là người bệnh không hợp tác.
Tất cả những người bệnh lao cần được tư vấn, xét nghiệm HIV theo quy trình của Bộ Y tế. Cán bộ y tế chủ động tư vấn, đề xuất, cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV cho người bệnh lao; tìm hiểu tiền sử làm xét nghiệm chẩn đoán HIV của người bệnh và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV; giải thích lý do, lợi ích của xét nghiệm HIV để chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người bệnh,
Bệnh lao có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào ở người nhiễm HIV. Nhưng biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm lại phụ thuộc vào giai đoạn sớm hay muộn của nhiễm HIV. Các thể lao hay gặp ở bệnh nhân HIV là: lao hạch, lao kê, tràn dịch màng phổi, lao màng tim, lao màng bụng. Có thể nói, lao và HIV là hai bạn đồng hành. Hai bệnh này tương tác thành vòng xoắn bệnh lý, dẫn đến hậu quả là cuộc đời của những bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV càng ngắn lại. Tuy nhiên, bệnh lao ở người nhiễm HIV hoàn toàn chữa khỏi được, để kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.
Để không bị mắc HIV cùng với nhiễm bệnh lao phải sống lành mạnh, an toàn. Nếu sống trong môi trường nguy cơ cao mắc bệnh lao, cần được khám, tư vấn, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời; tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ. Riêng đối với trẻ em nhiễm HIV, không được tiêm vắc xin BCG cho trẻ có triệu chứng AIDS. Nhiễm HIV làm cho các phản ứng xấu khi tiêm BCG tăng lên gấp 2 lần, các hạch sưng nhiều hơn, chảy mủ nhiều hơn, gây nguy hiểm cho trẻ.
Hồng Dung (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)
(HBĐT) - Bệnh lao kháng thuốc là cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, nguy cơ an ninh y tế toàn cầu mang theo những hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng.
(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) trên toàn tỉnh thường xuyên phối hợp ngành LĐ-TB&XH rà soát, lập danh sách những người đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội và bảo trợ xã hội.
(HBĐT) - Cùng với nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, hàng năm, Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn rà soát, khám sàng lọc những bệnh nhân nghi lao, trường hợp phát hiện được quản lý, điều trị kịp thời.
(HBĐT) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh chính thức triển khai hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.
(HBĐT) - Là huyện thuần nông, kinh tế khó khăn, người lao động thường đi làm ăn xa nên trong những năm qua, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở huyện Kim Bôi gặp nhiều trở ngại. Cùng với đó là nhận thức của người dân về BHXH và điều kiện kinh tế hộ còn hạn chế, nhiều loại hình bảo hiểm cùng cạnh tranh trên địa bàn.
Tính đến 6 giờ ngày 12/11, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong 12 giờ qua, tổng số ca mắc vẫn là 1.252 ca.