(HBĐT) - Ngày 2/12, UBND tỉnh có Công văn số 2106/UBND-NNTN về tập trung chỉ đạo, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh DTLCP đã xuất hiện tại 64 xã, phường của 10 huyện, thành phố trong tỉnh. Tổng số lợn phải tiêu hủy là 4.745 con, với trọng lượng 258.361 kg; ước thiệt hại khoảng trên 20 tỷ đồng. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong những tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát và lây lan diện rộng, khắc phục ngay những khó khăn, tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát bệnh DTLCP, trong đó chú trọng các nội dung sau:
Thành lập ngay các đoàn công tác do lãnh đạo UBND huyện, thành phố chủ trì xuống cơ sở đang có dịch để chỉ đạo, đôn đốc chính quyền cơ sở tổ chức, thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
Chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản đến cấp xã, huyện theo đúng quy định của Luật Thú y.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan; tổ chức giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bất hợp pháp.
Bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Phòng NN&PTNT (được quy định tại Điều 4, Quyết định số 456/QĐ-UBND, ngày 11/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình) để đảm bảo tổ chức, lực lượng phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.
Thường xuyên và định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc tại các khu vực nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh DTLCP bằng thuốc sát trùng và vôi bột… để tiêu diệt mầm bệnh. Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan và các biện pháp phòng dịch bệnh.
Khẩn trương phê duyệt, bố trí kinh phí và các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống bệnh DTLCP của địa phương bảo đảm thống nhất với các nội dung của Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 7/9/2020 của UBND tỉnh. Nhân rộng các mô hình, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phù hợp với điều kiện và quy môi chăn nuôi; chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành mầm bệnh DTLCP để cảnh báo và triển khai các biện pháp phòng, chống...
H.N (TH)
(HBĐT) - Ngày 1/12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 30 năm công tác phòng, chống HIV/AIDS và mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh đến ngày 30/9/2020 là 2.308 người, trong đó, bệnh nhân HIV/AIDS còn sống 1.244 người; 141/151 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thành phố có người nhiễm HIV/AIDS.
Liên quan đến 2 ca nhiễm COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tối 30/11, Sở Y tế Thành phố thông tin, các cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm, cách ly 235 người, trong đó có 157 người cách ly tập trung và 72 người cách ly tại nhà; đồng thời phong tỏa các địa điểm mà 2 bệnh nhân này từng lui tới.
(HBĐT) - Ngày 30/11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức lễ ra quân "Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2020”. Tới dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Sốt mò (rickettsia) là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, rất giống các bệnh nhiễm trùng khác nên dễ bỏ sót. Nếu không chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tổn thương suy đa cơ quan và tử vong. Bệnh sẽ thuyên giảm, hồi phục nhanh nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp.
(HBĐT) - Trên thế giới, bệnh lao hiện vẫn là vấn đề còn rất nặng nề ở các nước đang phát triển. Hàng năm có tới 2 tỷ người bị phơi nhiễm lao, 9 triệu ca mắc mới và 2 triệu người tử vong. Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao.