(HBĐT) - Tại đêm giao lưu văn nghệ truyền thông do Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) mới đây, anh Đinh Hoàng Đông, Phó chủ nhiệm CLB tan máu bẩm sinh thị trấn Mãn Đức đã chia sẻ nhận thức về bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh), những khó khăn mà gia đình, người thân của anh gặp phải vì mắc căn bệnh di truyền này.



Hoạt động giao lưu văn nghệ lồng ghép truyền thông về công tác dân số trong tình hình mới tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc).

Những con số thống kê về bệnh Thalassemia trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, bệnh gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, đời sống của người bệnh và cộng đồng. Tại Việt Nam, có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số mang gen bệnh tam máu bẩm sinh (TMBS). Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc miền núi chiếm khá cao (từ 20-40%). Mỗi năm có khoảng trên 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh TMBS, trong đó, hơn 2.000 trẻ bị bệnh thể nặng, cần điều trị cả đời. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác điều trị nhằm cải thiện, nhưng chất lượng sống của các bệnh nhân bị TMBS thấp, tuổi thọ ngắn. Qua báo cáo từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân chết ở lứa tuổi từ 6-7, nhiều trẻ tử vong ở độ tuổi 16-17. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình. Số lượng bệnh nhân TMBS làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực lên ngân hàng máu, cũng như gánh nặng về chi phí xã hội.

Tại tỉnh, tuy chưa có con số thống kê người mắc bệnh TMBS, nhưng theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi T.Ư thực hiện năm 2010-2011 tại 3 xã Nam Thượng, Đú Sáng, Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cho thấy, tỷ lệ người mang gen bệnh TMBS trong số những người lấy mẫu xét nghiệm lên tới 24,5%. Từ đó đến nay, các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về bệnh TMBS được các ban, ngành, đoàn thể phối hợp triển khai tích cực. Toàn tỉnh duy trì hoạt động của 15 câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân tại 7 huyện: Kim Bôi, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Sơn. 

Bên cạnh những nỗ lực thực hiện tư vấn, tầm soát trước sinh và tầm soát sơ sinh, cũng như thực hiện bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng, của xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội, ngành Y tế đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, cung cấp những thông tin về tình hình bệnh TMBS. Tiếp nối kết quả đạt được của những năm trước, năm 2020, công tác truyền thông được triển khai đa dạng, với nhiều hình thức như: sân khấu hóa, hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt CLB lồng ghép thông điệp tuyên truyền phòng, chống bệnh TMBS. Chi cục DS - KHHGĐ phối hợp với bệnh viện Medlatec lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh cho các đối tượng có liên quan (5-6 đời) với bệnh nhân đã và đang điều trị bệnh TMBS tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh của 15 CLB. Kết quả, 171 trường hợp trong tổng 414 người được xét nghiệm dương tính, tỷ lệ 41,3%.

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, bệnh TMBS có thể phòng hiệu quả tới 90-95%, bằng các biện pháp như khám sức khỏe trước hôn nhân để xác định xem cá nhân có mang gen bệnh hay không, từ đó giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân, quyết định mang thai, sinh đẻ, nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh. Ngành Y tế đang tăng cường các giải pháp chủ yếu trong điều trị, phòng chống thông qua cung cấp tài liệu truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, truyền thông tại các trường THCS, THPT; tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân. Chú trọng mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại. Tăng cường truyền thông trên các trang tin có nhiều người truy cập, vị thành niên, thanh niên, nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ưa thích, quan tâm.

           Lạc Bình

Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Quan tâm chất lượng y tế học đường

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác y tế học đường trên địa bàn huyện Đà Bắc được quan tâm triển khai hiệu quả tại tất cả các bậc học, góp phần chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể chất cho học sinh cũng như chất lượng giáo dục toàn diện.

Hội thảo thực hiện mô hình “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em” 

(HBĐT) - Ngày 11/12, Sở LĐ-TB&XH phối hợp tổ chức ChildFund tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị thực hiện mô hình "Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em (BVTE)” tại tỉnh. Dự hội thảo có lãnh đạo Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH); đại diện lãnh đạo tổ chức ChildFund tại Việt Nam, các tổ chức cứu trợ, trợ giúp trẻ em; các sở, ngành của tỉnh, UBND huyện Kim Bôi, Tân Lạc.

Tiếp nhận 84 công dân Việt Nam về từ Malaysia vào khu cách ly tập trung

(HBĐT) - Khoảng 21 giờ 30 phút, tối 9/12, tại Trung đoàn 814 (Tổ 14, phường Thịnh Lang, TP Hoà Bình), Bộ CHQS tỉnh và Sở Y tế tỉnh tổ chức tiếp nhận 84 công dân Việt Nam về từ Malaysia vào khu cách ly y tế tập trung phòng, chống dịch Covid-19

Huyện Tân Lạc: Giao lưu văn nghệ truyền thông về công tác dân số trong tình hình mới

(HBĐT) - Ngày 8/12, tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức đêm giao lưu văn nghệ về công tác dân số trong tình hình mới. Chương trình có sự tham gia của đội văn nghệ các khu dân cư trên địa bàn thị trấn, học sinh trường THPT Công nghiệp (TP Hòa Bình).

Rét đậm, rét hại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân

(HBĐT) - Chỉ trong mấy ngày đầu của tháng 12, hệ thống y tế từ tuyến xã đến tuyến tỉnh đã tiếp nhận lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tăng đột biến. Các bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng cao, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ và người cao tuổi, sức đề kháng yếu. Thời tiết rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.

Giá vaccine COVID-19 “make in Vietnam” không quá 500.000 đồng/liều

Nanocovax là tên của vaccine ngừa COVID-19 "make in Vietnam”. Dự kiến hôm nay (9.12), Hội đồng đạo đức họp để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận trong hành trình sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục