(HBĐT) - Những năm gần đây, nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCN), chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu cho Nhân dân của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đà Bắc từng bước được ghi nhận. Nhờ sự tiến bộ trong công tác tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm chuyên môn, xây dựng kế hoạch đào tạo sát với nhu cầu thực tế, bệnh nhân đến với trung tâm ngày càng tăng, sự hài lòng của người bệnh cũng ngày một cao hơn.



Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc được trang bị thết bị y tế hiện đại phục vụ khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Anh Xa Văn Sinh, xóm Đầm Phế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) chia sẻ: Vợ tôi sinh mổ tại TTYT huyện, con khỏe, vợ bình phục nhanh. Hàng ngày đều có các y, bác sỹ đến thăm khám, thay băng, hỏi han sức khỏe của 2 mẹ con. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, y, bác sỹ ân cần, niềm nở với người bệnh, tôi thấy yên tâm khi đến đây để được chăm sóc sức khỏe.

Với quan điểm lấy bệnh nhân là trung tâm, TTYT huyện đã nỗ lực không ngừng nhằm tạo chuyển biến toàn diện về chất lượng KCB. Trong 2 năm trở lại đây, đơn vị đã đầu tư cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất và được trang bị, bổ sung thêm các thiết bị hiện đại, như: Hệ thống phẫu thuật nội soi, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy xét nghiệm miễn dịch tự động, máy đo mật độ xương, máy nọi soi tiêu hóa, máy sắc thuốc và máy đóng gói thuốc y học cổ truyền… Bác sỹ Hoàng Văn Đức, Trưởng khoa Gây mê - hồi sức - chống độc (TTYT huyện) cho biết: Một trong những bước tiến về kỹ thuật của trung tâm là đã tiến hành các phẫu thuật nội soi với nhiều căn bệnh như: Cắt ruột thừa, cắt u nang buồng trứng, cắt khối chửa ngoài tử cung… Bên cạnh đó, trung tâm tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật của các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh để thực hiện các ca mổ nội soi phức tạp hơn. Qua triển khai hệ thống phẫu thuật nội soi giúp bệnh nhân được hưởng gói y tế chất lượng cao ngay tại địa bàn.

Với 13 khoa chuyên môn, 4 phòng chức năng, 17 trạm y tế xã, thị trấn, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được TTYT huyện tăng cường với tổng số 230 cán bộ chuyên môn, trong đó có 113 cán bộ khối điều trị và khối dự phòng, 117 cán bộ trạm y tế xã, thị trấn. Bên cạnh kíp bác sỹ, điều dưỡng được đào tạo, thực hiện phẫu thuật nội soi, đội ngũ y, bác sỹ của đơn vị có trình độ chuyên môn cao, với 12 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 1 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 3 trình độ thạc sỹ, 8 dược sỹ đại học. Đơn vị tiếp tục cử đi đào tạo 4 bác sỹ chuyên khoa lẻ để phục vụ công tác KCB ở cơ sở. 3 tháng đầu năm nay, đơn vị đã khám, điều trị cho 5.394 lượt người, trong đó, điều trị nội trú 1.169 lượt người.
Bác sỹ CKI Phạm Quốc Tuấn, Phó giám đốc TTYT huyện khẳng định: Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, trung tâm chú trọng việc bố trí, cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn chuyên sâu ngắn hạn, dài hạn tại các trường đại học y và bệnh viện lớn. Ngoài ra, đối với những trường hợp bệnh nặng, chẩn đoán khó, trung tâm liên kết với Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y Hà Nội có những hội chẩn từ xa để có hướng điều trị tốt cho bệnh nhân. Chúng tôi luôn xác định, người bệnh phải là trung tâm, mỗi y, bác sỹ luôn tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thái độ ứng xử với bệnh nhân, quan tâm, tận tình, chu đáo, coi người bệnh như người nhà. Để mỗi người bệnh khi đến trung tâm khám được khám, điều trị bệnh trong điều kiện tốt nhất.

Bảo đảm cho mọi người dân được CSSK cơ bản với chi phí thấp; bảo đảm công bằng và hiệu quả trong công tác CSSK cho mọi người; tập trung đầu tư trang thiết bị, xây dựng đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ, nhân viên y tế có nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Lương y như từ mẫu” là những gì TTYT huyện đã, đang hướng tới, nhằm mang đến sự hài lòng cho người bệnh.


Hồng Ngọc

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục