Sáng 3/6, Bộ Y tế đã thông tin chi tiết về 124,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 sẽ có tại Việt Nam trong năm 2021.

Theo đó, ngoài vaccine AstraZeneca, trong năm nay Việt Nam đã đàm phán để có thêm vaccine của Moderna (5 triệu liều), của Pfizer (31 triệu liều) và 20 triệu liều vaccine Sputnik V.

Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó ngoài nguồn của Chương trình COVAX Facility, AstraZeneca, Việt Nam đã đàm phán để có thêm các nguồn vaccine khác.

Cụ thể, hôm qua (2/6), Bộ Y tế đã đạt được thỏa thuận mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga.

Trước đó, tháng 5/2021 Moderna đã ủy quyền cho một công ty phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị được mua vaccine này. Bộ Y tế cũng cho biết từ tháng 3/2021, Bộ đã đàm phán trực tiếp với hãng này, tuy nhiên hãng cho biết không có vaccine cung cấp trong năm 2021.

Ngoài ra, với vaccine của Pfizer/ BioNTech, Bộ Y tế cho biết đã làm việc với hãng về việc mua 31 triệu liều ngay từ tháng 10/2020 khi vaccine đang thử nghiệm lâm sàng. Ngày 20/5, Bộ ký hợp đồng vaccine. Số vaccine này sẽ được cung ứng trong quý 3, 4 của năm 2021 theo tiến độ quý 3: 15,5 triệu liều; quý 4: 15,5 triệu liều.

Trước đó, Bộ Y tế đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vaccine COVID-19 qua nguồn COVAX, trong đó lô thứ nhất với 811.200 liều đã về Việt Nam vào ngày 1/4, lô thứ 2 có hơn 1,682 triệu liều đã về ngày 16/5.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vaccine phòng COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.

Đồng thời có 30 triệu liều vaccine AstraZeneca. Trong đó, lô đầu tiên có 117.600 liều về Việt Nam vào ngày 24/2, lô thứ 2 về vào ngày 25/5 với 288.100 liều.

 

Dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine COVID-19

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế ngay từ tháng 5/2020, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan đã tích cực đàm phán, tiếp cận tất cả các nguồn vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế đang nỗ lực cao nhất để có thêm vaccine phòng COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Bên cạnh nguồn vaccine của Nga, Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán, tiếp cận với các nguồn vaccine khác như COVAX; Astra Zeneca; Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson…

"Như vậy, đối với nguồn cung ứng của Nga, của Mỹ và của Anh, có thể nói rằng, chúng ta đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng cho biết thêm, Bộ Y tế vẫn đang tích cực đàm phán tiếp tục để tăng thêm nguồn cung ứng vaccine cho Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin Việt Nam mong muốn tham gia vào trong chuỗi cung ứng vaccine của toàn cầu. Việt Nam đã đặt vấn đề với COVAX về việc này. Chúng ta thúc đẩy mua công nghệ, chuyển giao công nghệ để làm sao sớm sản xuất được vaccine trong nước. Song song đó, Bộ Y tế cũng thúc đẩy các doanh nghiệp, đơn vị trong nước nghiên cứu và chuẩn bị sản xuất vaccine để đảm bảo vaccine trong tương lai đảm bảo an ninh y tế.


Theo Chinhphu.vn

Các tin khác


Tập huấn phòng, chống dịch Covid-19 cho cán bộ y tế

(HBĐT) - Ngày 2/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn phòng, chống dịch Covid-19 cho cán bộ y tế thuộc trung tâm.

Ráo riết phòng, chống dịch Covid-19 trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

(HBĐT) - Dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, nguy hiểm với nhiều ổ dịch, chủng vi rút có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, trên phạm vi rộng và kiểm soát khó khăn hơn. Đặc biệt, trong đợt bùng phát lần thứ 4 này, dịch đã lây lan rất nhanh trong các khu công nghiệp (KCN) ở Bắc Giang, Bắc Ninh, dẫn đến nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn. Trước thực tế tại các tỉnh bạn, việc phòng, chống dịch (PCD) tại các khu, cụm công nghiệp (CCN), doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh là hết sức cấp bách và được thắt chặt hơn bao giờ hết, nhằm bảo vệ công nhân lao động, vì "sức khỏe” của DN.

Huyện Lương Sơn: Triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 nơi đông người 

(HBĐT) - Tính đến ngày 1/6, trên địa bàn huyện Lương Sơn chưa ghi nhận ca dương tính với SARS-CoV-2. Huyện đang tổ chức cách ly tập trung 4 người, cách ly tại nhà, nơi cư trú 66 người đã tiếp xúc và đi qua vùng có dịch. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Sở Y tế và UBND huyện, BCĐ phòng chống dịch huyện hành lập 547 tổ tự quản với 1.821 thành viên trên 146 thôn, xóm, tiểu khu thực hiện công tác giám sát các hoạt động tại các cụm dân cư, vận động Nhân dân thực hiện 5K và các biện pháp vệ sinh khử trùng để phòng, chống dịch.

Cập nhật dịch Covid-19 ngày 2-6: Bắc Giang ghi nhận thêm 48 ca nhiễm mới

12 giờ qua, Việt Nam có thêm 53 ca nhiễm Covid-19 mới. Trong số này, có 48 ca được phát hiện trong khu phong tỏa, ba ca là F1, hai ca tại Bắc Ninh đang được điều tra dịch tễ.

Toàn tỉnh chỉ còn 9 trường hợp cách ly tại cơ sở y tế

(HBĐT) - Tiếp tục rà soát các trường hợp về từ các khu công nghiệp (KCN) tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh trở về địa phương, tính đến 14h ngày 1/6, toàn tỉnh có 252 trường hợp trở về từ các KCN Bắc Ninh, Bắc Giang.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 tại Bắc Giang

Bộ Y tế yêu cầu Bắc Giang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19; đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục