(HBĐT) - Dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, nguy hiểm với nhiều ổ dịch, chủng vi rút có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, trên phạm vi rộng và kiểm soát khó khăn hơn. Đặc biệt, trong đợt bùng phát lần thứ 4 này, dịch đã lây lan rất nhanh trong các khu công nghiệp (KCN) ở Bắc Giang, Bắc Ninh, dẫn đến nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn. Trước thực tế tại các tỉnh bạn, việc phòng, chống dịch (PCD) tại các khu, cụm công nghiệp (CCN), doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh là hết sức cấp bách và được thắt chặt hơn bao giờ hết, nhằm bảo vệ công nhân lao động, vì "sức khỏe” của DN.



Công nhân Công ty TNHH thương mại dịch vụ Jaeneung tại phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang phòng dịch.

Trong tỉnh hiện có hơn 20 nghìn công nhân lao động (CNLĐ) làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), tập trung nhiều nhất tại KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà. Có 5 CCN tại các huyện: Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho hơn 700 lao động. Ngoài ra, có hàng nghìn dự án, DN, cơ sở sản xuất ở các huyện, thành phố với hàng chục nghìn lao động đang làm việc. Từ những con số này cho thấy, nếu không làm tốt công tác PCD tại các DN, cơ sở sản xuất sẽ vô cùng nguy hiểm, bởi chỉ cần có 1 ca bệnh trong DN thì việc truy vết, kiểm soát rất khó khăn.

Công ty TNHH thương mại dịch vụ Jaeneung tại phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) chuyên sản xuất linh kiện điện tử, hàng may mặc, có gần 200 CNLĐ, chủ yếu đến từ các huyện. Ông Nguyễn Trọng Hiển, Trưởng Phòng Tổng hợp công ty cho biết: Trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, công ty luôn thắt chặt công tác phòng dịch. Chúng tôi đã ký cam kết với chính quyền địa phương tuân thủ các biện pháp và thực hiện nghiêm thông điệp 5K trong PCD. Công ty vận động công nhân thực hiện phương châm: Đến thẳng công ty và về thẳng nhà; không tụ tập, không đến những địa điểm không cần thiết. Nếu có việc đi khỏi nơi cư trú, khi đến làm việc phải khai báo y tế. Công ty thực hiện giãn cách trong cả phân xưởng sản xuất và nhà ăn. Trước khi vào ca, 100% CNLĐ được đo thân nhiệt, sát khuẩn và đeo khẩu trang suốt thời gian làm việc. Hàng ngày, bộ phận nhân sự tuyên truyền, nhắc nhở công nhân về ý thức, trách nhiệm PCD bệnh.

Tìm hiểu tại một số KCN, DN, cơ sở sản xuất cho thấy, việc PCD Covid-19 đang được đặt lên hàng đầu. Hầu hết các DN, nhất là DN trong KCN, CCN đã coi trọng xây dựng phương án, kịch bản thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng dịch, vừa duy trì và thúc đẩy SX-KD. Nhiệm vụ này cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, Sở Công Thương chủ động triển khai thực hiện các biện pháp PCD Covid-19 trong các DN, cơ sở sản xuất. Sở đã đề nghị UBND các huyện, thành phố thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động SX-KD của các DN, cơ sở sản xuất và công tác PCD; hướng dẫn các đơn vị xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp với diễn biến dịch từng giai đoạn, tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn tới các DN, cơ sở SX-KD xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch PCD Covid-19. Thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động do tác động của dịch Covid-19 gây ra để kịp thời báo cáo Bộ Công Thương, UBND tỉnh và phối hợp các cơ quan liên quan giải quyết.

Ban Quản lý các KCN tỉnh theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động SX-KD, công tác PCD của DN, cơ sở sản xuất trong các KCN. Phối hợp với các địa phương, người sử dụng lao động tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện PCD Covid-19.

Đối với chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN, DN sản xuất trong CCN, Sở Công Thương yêu cầu chủ DN phải chịu trách nhiệm về công tác PCD của DN mình; thành lập tổ công tác PCD; thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, phản ánh thông tin. Chủ động xây dựng phương án phòng, chống lây nhiễm Covid-19, đảm bảo an toàn cho chuyên gia, CNLĐ làm việc tại các DN hoạt động trong CCN. Phối hợp cơ quan y tế, chính quyền địa phương triển khai các hoạt động PCD Covid-19; thực hiện phun tiêu độc khử trùng thường xuyên trong và ngoài nhà xưởng, nơi làm việc, khu điều hành, văn phòng, bên trong khuôn viên và cổng ra vào CCN. Chủ DN yêu cầu CNLĐ thực hiện nghiêm quy định về PCD, đặc biệt là thông điệp "5K" của Bộ Y tế; bố trí nước súc miệng, nước rửa tay sát khuẩn, thường xuyên đo thân nhiệt cho người lao động; nếu người lao động có biểu hiện sốt, ho, khó thở liên hệ ngay với UBND cấp xã, cấp huyện để đưa đi lấy mẫu xét nghiệm, không được cho công nhân nghỉ làm về nơi cư trú khi chưa có ý kiến của cán bộ y tế cấp huyện. Thực hiện nghiêm việc khai báo y tế của người lao động; triển khai in, phát tờ khai y tế cho công nhân để khai báo, bổ sung thêm thông tin, địa chỉ cư trú, số điện thoại. Tăng cường tuyên truyền CNLĐ thực hiện tốt các biện pháp PCD; không đi đến vùng có dịch, không đi làm khi đang trong thời gian cách ly…


Bình Giang

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục