Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.


Lực lượng vũ trang Quân khu 7 tham gia công tác khử khuẩn, tẩy trùng khu dân cư. Ảnh: TTXVN phát

Nghị quyết nêu rõ, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, trực tiếp đe dọa sức khỏe, tính mạng nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách, Chính phủ quyết nghị thực hiện một số nội dung về mua sắm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 như sau: 

Về cơ chế, hình thức thực hiện mua sắm, việc triển khai ngay gói thầu để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cộng đồng dân cư và mua thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện để phòng, chống dịch COVID-19 là trường hợp cấp bách được chỉ định thầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu.

Chính phủ đồng ý để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch mua trực tiếp của nhà sản xuất, cung ứng ở nước ngoài, mua qua các đơn vị mua sắm của Liên hợp quốc và một số mặt hàng đặc thù sản xuất trong nước trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Khi xây dựng giá gói thầu mua sắm hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, cần căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Riêng đối với xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC nêu trên hoặc theo Điều 8 Thông tư số 14/2020/TT-BYT.

Trong trường hợp đấu thầu rộng rãi qua mạng để mua hàng hóa phục vụ việc phòng, chống dịch, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị tiếp tục chủ động mua sắm phục vụ phòng, chống dịch theo phương châm bốn tại chỗ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch.

Bộ Y tế căn cứ phương án ứng phó theo từng cấp độ dịch bệnh, xác định số lượng, chủng loại một số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện cần mua ngay tại trung ương để phòng, chống dịch tại một số vùng, khu vực bị ảnh hưởng nặng của dịch và hỗ trợ cho một số địa phương, đơn vị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức mua sắm hàng hóa được giao thực hiện, phân bổ và quản lý sử dụng hàng hóa đúng mục đích, hiệu quả, đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hướng dẫn mua sắm tập trung một số vật tư, trang thiết bị, hóa chất, phương tiện để các đơn vị, địa phương thực hiện; xây dựng và ban hành các thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 148 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn việc cấp phép nhanh đối với trang thiết bị y tế và việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến dịch COVID-19.

Bộ Tài chính bố trí ngân sách trung ương theo đề nghị của Bộ Y tế, các bộ, cơ quan Trung ương và hỗ trợ địa phương theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương bố trí ngân sách để hoàn lại phần do ngân sách địa phương bảo đảm để mua sắm vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế xây dựng thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến dịch COVID-19.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn kịp thời và phối hợp với các bộ, ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mua sắm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết này của các bộ, cơ quan Trung ương, đơn vị, địa phương bảo đảm theo đúng quy định pháp luật.

Bộ Ngoại giao, Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế tìm kiếm, liên hệ với các nhà sản xuất, cung ứng ở nước ngoài để mua, nhập khẩu phục vụ kịp thời công tác phòng, chống dịch.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ phương án ứng phó theo từng cấp độ dịch bệnh để xác định số lượng, chủng loại cần mua thuộc phạm vi quản lý; khẩn trương tổ chức thực hiện mua sắm đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch đúng quy định.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục