Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 18 - 20/8, thành phố tiếp tục triển khai đợt 2, lấy 1 triệu mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho khu vực nguy cơ cao và 13 nhóm người.



Lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân phố Quốc Tử Giám, phường Văn Chương, quận Đống Đa, ngày 12/8. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Theo đó, 13 nhóm người nguy cơ cao được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gồm: nhân viên giao hàng (shipper); người bán hàng tại các chợ truyền thống, chợ cóc; nhân viên bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại; người bán hàng tạp hóa tại nhà; nhân viên bán xăng; lái xe khu công nghiệp, đường dài; bảo vệ tại chung cư, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, đoàn thể; công nhân xây dựng đang mắc kẹt tại Hà Nội; nhân viên bán thuốc tại các quầy thuốc; người làm tại các kho hàng bán lẻ; người trực chốt kiểm dịch; lực lượng hỗ trợ chống dịch; nhân viên công ty môi trường đô thị trực tiếp thu gom rác (lái xe, lao công).

Mục tiêu lấy mẫu xét nghiệm trong đợt này nhằm "bóc tách" F0 tại các khu vực "vùng đỏ", khu vực nguy cơ, khu vực trọng điểm và những ổ dịch mới phát sinh. Ngoài ra, lấy mẫu xét nghiệm cho các đối tượng nguy cơ cao cũng căn cứ theo yếu tố dịch tễ, các đối tượng di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều...

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, người dân tự đánh giá mình nếu thuộc 13 nhóm người nguy cơ trên cần liên hệ cơ quan y tế để lấy mẫu xét nghiệm tại các khu vực phường, xã. Việc lấy mẫu, xét nghiệm này hoàn toàn miễn phí.

Trước đó, từ ngày 10 đến 15/8, Hà Nội đã hoàn thành đợt 1 lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng tại các khu vực có yếu tố nguy cơ ở 30 quận, huyện, thị xã với tổng số 313.010 mẫu, qua đó phát hiện được 29 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại 5 quận, huyện: Đống Đa (23 ca), Thanh Trì (3 ca), Hoàng Mai (1 ca), Hà Đông (1 ca), Thanh Oai (1 ca) và 312.981 mẫu âm tính.

Trong đợt 2, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật điều tra dịch tễ chỉ định vùng nguy cơ, nhóm nguy cơ, số lượng mẫu xét nghiệm cần thực hiện; hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc lấy mẫu bảo đảm không lây nhiễm chéo và tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong công tác lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xét nghiệm.

Ngoài ra, Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tiếp tục thường xuyên xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên cho nhân viên y tế và người lao động tại các vị trí làm việc có nguy cao của đơn vị, tại các chốt kiểm soát cửa ngõ ra vào của thành phố và sàng lọc khi người dân có triệu chứng như ho, sốt, mất vị giác,… đến khám tại các phòng khám đa khoa, trạm y tế và lấy mẫu qua khai báo y tế, đồng thời rà soát tại cộng đồng, đặc biệt là tại các khu vực "vùng đỏ” theo "Hướng dẫn sử dụng test nhanh kháng nguyên của Bộ Y tế".

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đảm bảo bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn theo quy định của Bộ Y tế; tăng cường thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp xét nghiệm PCR mẫu gộp cho nhân viên y tế và người lao động tại các vị trí làm việc có nguy cao của đơn vị; tăng cường xét nghiệm sàng lọc cho người bệnh, người nhà người bệnh theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt chú ý khi người bệnh có ho, sốt, khó thở, mất vị giác, khứu giác, mệt mỏi,…


                               Theo Baotintuc

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục