(HBĐT) - Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác phòng, chống dịch (PCD) được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xác định là cuộc chiến của toàn dân. Đứng đầu chiến tuyến trong cuộc chiến cam go, quyết liệt ấy chính là những "chiến sỹ áo trắng" thầm lặng. Gần 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, hàng trăm y, bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch đã gác lại niềm riêng, bất chấp nguy hiểm tính mạng để bảo vệ sức khỏe, bình an của cộng đồng.



Các y, bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Giữa tháng 7, nhận được tin có 1 công nhân sống ở Hà Nội làm việc tại nhà máy trong khu công nghiệp Yên Quang (TP Hòa Bình) dương tính với SARS-CoV-2, ngay lập tức những nhân viên y tế Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình lên đường làm nhiệm vụ. Toàn bộ khu vực nhà máy được phong tỏa, phun khử khuẩn, hơn 40 công nhân nhà máy được lấy mẫu xét nghiệm. Công tác truy vết các trường hợp F1 đến hơn 23h mới hoàn thành. Ngay sau đó, các mẫu xét nghiệm được chuyển về CDC tỉnh để tiến hành xét nghiệm trong đêm, kịp để 6h hôm sau có kết quả.

Mới đây nhất, phát hiện 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại huyện Lương Sơn, lực lượng y tế tức tốc truy vết tại tất cả các điểm có liên quan yếu tố dịch tễ của bệnh nhân để kịp thời sàng lọc, lấy mẫu, loại bỏ cao nhất nguy cơ dịch bệnh lây lan cộng đồng. Với việc phải trực tiếp tiếp xúc với người có yếu tố dịch tễ về từ vùng dịch, các trường hợp F1, F2, những y, bác sỹ làm nhiệm vụ truy vết, lấy mẫu xét nghiệm có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Tuy nhiên, không vì thế mà những y, bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch huyện Lương Sơn chùn bước, có thể là ngay trong đêm, có thể phải đi rất nhiều địa bàn, nhưng tất cả đều xác định chạy đua với thời gian, chỉ với một mục đích duy nhất, càng sớm càng tốt khoanh được vùng dịch. Đã tham gia rất nhiều lần truy vết như thế, y tá Nguyễn Thị Ngân, TTYT huyện Lương Sơn chia sẻ: Quá trình điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm khá vất vả, cán bộ y tế đối diện trực tiếp với đối tượng. Nhiều người khi thực hiện lấy mẫu trong họng hoặc ở mũi thường có phản ứng ho, sặc, hắt hơi. Chính vì vậy, đòi hỏi cán bộ y tế luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt việc mang đồ bảo hộ, dù mặc nóng và bí cỡ nào chăng nữa".

Còn đối với những y, bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, cuộc chiến chống Covid-19 là một cuộc chiến bền bỉ, kiên trì và đòi hỏi cả sự hy sinh. Bởi họ chính là những người hàng ngày thăm khám, chữa trị cho những bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, BVĐK tỉnh đã, đang chữa trị cho 64 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có 4 ca bệnh viêm phổi nặng. Với mỗi ê kíp điều trị trong khu điều trị F0 cách ly tại bệnh viện có 3 người, gồm bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Khác với các tuyến phòng bệnh khác, việc chữa bệnh đòi hỏi cán bộ, y, bác sỹ phải tiếp xúc trực tiếp, hàng ngày đối với ca bệnh, nguy cơ phơi nhiễm rất cao. Để đảm bảo công tác PCD bệnh, mỗi y, bác sỹ vào trong khu F0 là theo sát luôn cả quá trình. Chính vì vậy, rất nhiều y, bác sỹ nhiều tháng liên tục chưa được về với gia đình. Bác sỹ Hà Lê Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm (BVĐK tỉnh) cho biết: Tình trạng lực lượng tuyến đầu trực tiếp điều trị cho bệnh nhân bị lây chéo là điều không ai mong muốn và có thể nói hầu như khó tránh khỏi. Dù được trang bị quần áo bảo hộ đầy đủ thì không thể đảm bảo 100% nhân viên y tế không bị lây nhiễm. Vì vậy, chúng tôi càng ý thức cho việc PCD bệnh. Nhiều bác sỹ khi vào khu điều trị xác định phải một thời gian rất dài mới được gặp người thân và gia đình. Nhưng chúng tôi luôn quyết tâm bằng tất cả sự nỗ lực của mình để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ.

Đúng như bác sỹ Cường chia sẻ, trong suốt thời gian qua, rất nhiều bác sỹ đảm nhận lịch trực gần như hàng ngày đến cả tháng không về với người thân và gia đình. Cách thức duy nhất trao đổi, tiếp xúc với người thân là qua những cuộc gọi, qua màn hình điện thoại và những dòng tin nhắn.

Trong cuộc chiến chống Covid-19, rất nhiều cán bộ, y, bác sỹ tiếp tục xông pha nơi tuyến đầu chống dịch. Đó là những đoàn cán bộ đi ngược vào tâm dịch chi viện cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, những cán bộ trong các khu điều trị cách ly, TTYT huyện, thành phố, trạm y tế và những cán bộ y tế thôn bản luôn bám sát các tổ Covid-19 cộng đồng để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh. Những chiến sỹ áo blu trắng ấy đã tạm quên những giọt mồ hôi, những bàn tay nhăn nhúm và rớm máu, con nhỏ khát sữa mong ngày vùi lòng mẹ... để cùng cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân đẩy lùi dịch bệnh, mang bình yên, hạnh phúc đến với cộng đồng.

Phương Linh

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục