Để bảo đảm sức khỏe phục vụ chống dịch cho nhân viên y tế, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu TP Hồ Chí Minh phải bổ sung nhân lực thay thế đầy đủ, không để cán bộ y tế làm việc liên tục không được nghỉ.

Trước đó, ngày 4/9, Bộ phận thường trực về Phòng, chống dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh của Bộ Y tế đã kiểm tra một số bệnh viện dã chiến. Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế đánh giá cao tinh thần làm việc của các nhân viên y tế đã khắc phục khó khăn, bảo đảm đúng hướng dẫn điều trị và chăm sóc của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, hiện có một số điểm không hợp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của nhân viên y tế đang phục vụ tại các bệnh viện dã chiến. 

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng, chống dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh cho biết, mỗi bác sĩ, điều dưỡng hằng ngày phải chăm sóc và quản lý từ 140-150 F0. Số lượng người bệnh quá lớn khiến chất lượng điều trị và chăm sóc giảm sút.

Mỗi tua làm việc của bác sĩ và điều dưỡng từ 8-10 tiếng/ngày trong điều kiện mặc đồ bảo hộ liên tục có thể gây mất nước và điện giải.

Bác sĩ và điều dưỡng thường xuyên phải trực cấp cứu 12 tiếng/ngày nếu bị điều động tăng cường. Sau khi kết thúc công việc chuyên môn, nhân viên y tế tiếp tục phải làm hồ sơ hành chính (có ngày lên đến 12 giờ).

Áp lực công việc quá lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân viên y tế.

Hằng ngày, nhân viên y tế được phát cơm hộp với suất ăn là 120.000 đồng/ngày. Khẩu vị không được điều chỉnh phù hợp với các nhân viên hỗ trợ đến từ khu vực miền bắc gây khó ăn, không bảo đảm sức khỏe chống dịch.

Những trường hợp nhân viên y tế là F0 trong quá trình công tác được điều chuyển lên khu người bệnh. Suất ăn của nhân viên y tế được chuyển sang tiêu chuẩn suất ăn của người bệnh là 80.000 đồng/ngày. 

Lực lượng chốt chặn thường xuyên kiểm tra nghiêm khắc với lực lượng y tế mỗi khi ra ngoài mua thêm đồ ăn, thức uống bổ sung (yêu cầu nhân viên y tế mở túi đồ để kiểm tra). Điều này tạo cảm giác không thoải mái, ảnh hưởng đến tinh thần nhân viên y tế.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu, để bảo đảm sức chiến đấu của nhân viên y tế, nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh và chất lượng điều trị, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh cần yêu cầu các đơn vị đã rút nhân viên ra khỏi bệnh viện dã chiến lập tức bổ sung nhân lực thay thế đầy đủ, bảo đảm quân số, tránh tạo áp lực công việc lên những người còn lại.

Bảo đảm thời gian nghỉ sau khi kết thúc ca trực cho nhân viên y tế, không để họ làm việc liên tục trong thời gian dài mà không có ngày nghỉ.

Hạn chế sử dụng nhân viên y tế vào vị trí hành chính nhằm bảo đảm công tác chuyên môn. Trong tình hình thiếu nhân lực hành chính, đề nghị bổ sung lực lượng sinh viên, tình nguyện viên vào vị trí hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính.

Đề nghị đơn vị cung cấp thực phẩm điều chỉnh chế độ ăn bảo đảm dinh dưỡng, có thêm lựa chọn phù hợp khẩu vị với mỗi vùng miền.

Các trường hợp nhân viên y tế mắc Covid-19 cần được bảo đảm chế độ ăn tối thiểu như thường ngày. Không áp dụng chế độ của người bệnh dành cho nhân viên y tế.

Đề nghị lực lượng an ninh, quân sự chỉ kiểm soát ra vào trong khu điều trị đối với nhân viên y tế, tuyệt đối không gây ảnh hưởng đến đời tư mỗi cá nhân, gây áp lực lên đời sống tinh thần của nhân viên y tế.

  

Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục