Hội đồng tư vấn chuyên môn về sử dụng vaccine của Bộ Y tế khuyến cáo, trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2.
Để thực hiện Chiến lược vaccine phòng COVID-19, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vaccine được sản xuất theo các công nghệ khác nhau như công nghệ vector (do Astra Zeneca sản xuất, hoặc Sputnik V), công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna sản xuất), công nghệ bất hoạt (do Sinopharm sản xuất). Đồng thời hiện nay, các nhà sản xuất cũng đang nghiên cứu phát triển một số loại vaccine bằng những công nghệ khác nhau.
Thời gian vừa qua, do tình hình khan hiếm vaccine nói chung nên nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vaccine cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vaccine sẵn có tại từng thời điểm, như tiêm vaccine véc-tơ virus với vaccine mRNA, hoặc tiêm 2 loại vaccine mRNA của các nhà sản xuất khác nhau...
Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vaccine nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch, ngày 8/9/2021, Hội đồng tư vấn chuyên môn về sử dụng vaccine của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2 như sau: Nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; Nếu tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer sản xuất và ngược lại.
Theo Báo Tin tức
Trưa 8/9, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 35 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 7 ca tại cộng đồng và 28 ca tại khu cách ly, phong tỏa.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn là cửa ngõ phía Đông của tỉnh, địa bàn nằm xen canh, xen cư, giáp ranh trải dài với các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức (Hà Nội). Trước tình hình dịch Covid-19 trong nước và Hà Nội diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm vào huyện, tỉnh rất cao, việc thực hiện giãn cách xã hội (GCXH), lập các chốt kiểm soát (CKS) trên địa bàn huyện là cần thiết, cấp bách để kiểm soát chặt chẽ người ra vào địa bàn, giữ an toàn cho huyện và tỉnh. Trong đó, các CKS, chốt "vùng xanh” được ví như những tấm lá chắn trước dịch covid-19.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đi lại, tập trung đông người bị hạn chế, nhiều buổi lễ hiến máu phải tạm hoãn khiến nhu cầu về máu trong điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh đang dần thiếu hụt. Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, kêu gọi người dân đăng ký tham gia hiến máu, đồng thời tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch (PCD), đảm bảo an toàn cho người tham gia hiến máu.
Chiến lược chống dịch Covid-19 nào đối phó "bão Delta"? cung cấp góc nhìn đa chiều về sự điều chỉnh, thay đổi chiến lược chống dịch trên thế giới, ngay cả ở những quốc gia từng là "hình mẫu” trong giai đoạn đầu.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội từ 18 giờ ngày 7/9 đến 6 giờ ngày 8/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 4 ca dương tính với SARS-CoV-2. Các bệnh nhân đều thuộc phường Phúc Xá, quận Ba Đình và đã được cách ly tại nhà; thuộc chùm ca bệnh F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.
Từ 17 giờ ngày 6/9 đến 17 giờ ngày 7/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.208 ca nhiễm mới tại 40 tỉnh, thành phố; trong đó 15 ca nhập cảnh và 14.193 ca ghi nhận trong nước.