Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".Theo đó, toàn quốc sẽ áp dụng việc phân loại 4 cấp độ dịch thay thế các quy định trong Chỉ thị 15, 16... tạm thời không áp dụng.
4 cấp độ dịchđược phân loại như sau:
Cấp 1:Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
Cấp 2:Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
Cấp 3:Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
Cấp 4:Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm:
- Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian.
- Độ bao phủ vaccine (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều).
- Khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).
Bộ Y tế hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch. Căn cứ vào Hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá và xác định cấp độ dịch và tình hình dịch trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển đổi cấp độ dịch. Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.
Vềbiện pháp áp dụng theo cấp độ dịch, các biện pháp y tế bao gồm cách ly y tế, xét nghiệm, thu dung, điều trị, tiêm chủng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế ở tất cả các cấp độ.
Nếu dịch ởcấp độ 1 (bình thường mới)sẽ được tổ chức các hoạt động ngoài trời không hạn chế số người; lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh cùng vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải được phép hoạt động (riêng đường hàng không và đường sắt theo quy định riêng).
Các hoạt động, dịch vụ khác được phép hoạt động gồm: Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối; nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống; hoạt động bán hàng rong, vé số dạo; hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp; hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…
Riêng cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các cơ sở khác sẽ được hoạt động hoặc hoạt động hạn chế, do địa phương quyết định.
Ởcấp độ 2, việc tổ chức các hoạt động ngoài trời; vận tải công cộng cùng hoạt động bán hàng rong, vé số dạo; hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, rạp chiếu phim… sẽ được tổ chức hoặc hoạt động nhưng hạn chế hoặc có điều kiện.
Riêng vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm tóc… sẽ ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế.
Ởcấp độ 3sẽ không tổ chức hoặc tổ chức hạn chế, có điều kiện các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời. Ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế, có điều kiện với vận tải hành khách công động đường bộ, đường thủy nội địa; hoạt động bán hàng rong, vé số.
Hoạt động giáo dục hoặc đào tạo trực tiếp; cơ quan, công sở; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch, rạp chiếu phim… sẽ hoạt động hạn chế.
Khi dịch có nguy cơ rất cao ởcấp độ 4, hầu hết hoạt động, dịch vụ sẽ dừng tổ chức/ hoạt động hoặc hoạt động hạn chế. Riêng lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoạt liên tỉnh; cơ sở sản xuất và đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng được phép hoạt động.
Theo Nghị quyết của Chính phủ, quy định về các cấp độ dịch được áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Căn cứ vào các hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định các biện pháp hành chính phù hợp bao gồm các quy định, hướng dẫn cụ thể về công suất, số lượng người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, văn nghệ, sự kiện tập trung đông người,... và có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định của trung ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của nhân dân.
Trường hợp các quy định, hướng dẫn của Trung ương không phù hợp, khả thi thì kịp thời báo cáo cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn. Cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn phải có chỉ đạo ngay để tháo gỡ vướng mắc đồng thời nghiên cứu sửa đổi quy định, hướng dẫn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch) nhanh nhất, ở phạm vi hẹp nhất có thể và triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ y tế để người dân yên tâm tuân thủ các quy định phòng, chống dịch.
Nghị quyết nêu rõ,tạm thời không áp dụng các quy định tại:
- Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 06/8/2021;
- Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định 2886/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại Quy định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Ngày 10/10/2021, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 201/PA-UBND, về phương án đón nhận công dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 trở về từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.