(HBĐT) - Từ năm 2018, tỉnh triển khai Chương trình "Mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả đầu ra” vốn vay Ngân hàng Thế giới (chương trình). Mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) để cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn, giảm các bệnh liên quan đến vệ sinh, góp phần đạt các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Cụ thể có 60 xã đạt "vệ sinh toàn xã”; 85 công trình nước và nhà tiêu trạm y tế xã được cải tạo, xây mới.


Cán bộ cấp tỉnh, huyện vẽ bản đồ xây dựng kế hoạch truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi vệ sinh.

Với những hoạt động đã triển khai, tình hình vệ sinh trong tỉnh được cải thiện, tăng tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS). Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, năm 2018, tỷ lệ hộ dân trong tỉnh có NTHVS là 71,75%, năm 2018 tăng lên 76,49%, đến quý I/2021 đạt 82,57%; phổ biến là nhà tiêu tự hoại, thấm dội nước, hai ngăn, nhà tiêu chìm có ống thông hơi. Tuy nhiên, so với mục tiêu chương trình đề ra chưa đạt. Tỷ lệ NTHVS cũng không đồng đều giữa các địa phương. Cụ thể như TP Hòa Bình đạt 95,84%, trong khi huyện Đà Bắc đạt 72,92%, Kim Bôi 75,21%, Cao Phong 78,27%, Yên Thủy 80,15%, Tân Lạc 80,57%...

Ngoài nguyên nhân do thời gian triển khai, kinh phí, công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, còn là nhận thức và hành vi của mỗi người dân, cộng đồng dân cư. Lãnh đạo Trung tâm Y tế một số huyện có tỷ lệ NTHVS thấp cho biết: Cùng với những khó khăn về kinh tế, giao thông đi lại ở vùng cao, còn có hộ vay vốn để xây dựng nhà tiêu nhưng sử dụng sai mục đích. NTHVS nằm trong tiêu chí đánh giá hộ nghèo, cận nghèo nhưng một số hộ không muốn thoát nghèo nên không muốn xây NTHVS...

Thay đổi bền vững chỉ khi mỗi người có nhu cầu thay đổi hoặc thực sự mong muốn thay đổi. Vì vậy, mô hình "Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ” được triển khai. Mục tiêu hướng tới việc thay đổi nhận thức, hành vi vệ sinh của người dân, từ việc xóa bỏ hoàn toàn đi tiêu bừa bãi đến quản lý được chất thải trong cộng đồng, tăng tỷ lệ hộ có và sử dụng NTHVS. Trên cơ sở đó, cải thiện tình hình vệ sinh môi trường của cộng đồng một cách bền vững.

Ngành y tế đã chỉ ra vệ sinh kém gây các bệnh tiêu chảy, tả, da liễu,phụ khoa, mắt, tay chân miệng, suy dinh dưỡng... và từ đó cũng dễ nhiễm các bệnh khác. Chi phí khi đi khám, chữa bệnh cũng có thể khiến gia đình nghèo đi, chưa kể trẻ mắc bệnh, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến tương lai. Từ đó có thể thấy cái được - mất của việc thực hiện vệ sinh nói chung, xây NTHVS nói riêng. Đầu tư cho vệ sinh chính là bảo vệ chính mình và cộng đồng.

Triển khai chương trình, năm 2021, Sở Y tế ban hành kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường vệ sinh. Trong đó đặt mục tiêu: 28 xã đạt vệ sinh toàn xã; 100% hộ trong 28 xã được tuyên truyền xây và sử dụng NTHVS thông qua cung cấp thông tin về các loại nhà tiêu, cách sử dụng và bảo quản đúng cách; được cung cấp kiến thức về vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng, nước sạch vào các thời điểm quan trọng... Sở đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho 93 học viên là cán bộ nòng cốt cấp tỉnh, huyện thực hiện truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ, phát triển thị trường vệ sinh... Các nòng cốt này tiếp tục triển khai tập huấn tuyến huyện và hướng dẫn thực hiện tại tuyến xã.

Phó Giám đốc CDC tỉnh Trần Thị Ái Hương cho rằng: Để tăng tỷ lệ hộ có NTHVS, cần tăng cường sự phối hợp, đồng nhất thực hiện chương trình giữa các sở; phối hợp chỉ đạo, làm việc chặt chẽ từ tuyến tỉnh đến huyện, xã, xóm. Vận động các cửa hàng vật liệu xây dựng tham gia trở thành các cửa hàng tiện ích, phát triển thị trường vệ sinh giúp người dân dễ tiếp cận với các loại NTHVS giá rẻ. Tích cực truyền thông để người dân thay đổi nhận thức, hành vi. Tạo điều kiện cho hộ khó khăn vay vốn xây NTHVS.

Cẩm Lệ


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục