Kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được triển khai trong quý 1 và quý 2 khi vaccine về đến Việt Nam. Bộ Y tế sẽ tiêm cho trẻ em có yếu tố nguy cơ trước, sau đó tiêm đại trà.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã rất thận trọng, đánh giá một cách toàn diện, khoa học và khách quan về vấn đề tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. 

Cho đến nay WHO đã chính thức cấp phép cho vaccine phòng Covid-19 của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Bộ Y tế làm việc rất thận trọng, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi. Đồng thời, Bộ cũng theo sát thông tin vaccine nào được tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, những phản ứng nào có thể xảy ra...

Bộ Y tế cũng đã báo cáo với các cấp có thẩm quyền, với Chính phủ để mua vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Bộ Y tế đang đàm phán với các hãng để có thể sớm được cung ứng vaccine này.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng thường xuyên, liên tục trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới về vấn đề  khoa học trong tiêm vaccine cho trẻ ở độ tuổi này để vừa bảo đảm tính bảo vệ cho trẻ nhưng quan trọng nhất vẫn là tính an toàn, đi từng bước chắc chắn.

Theo Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, để chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi, Bộ Y tế đã giao Viện Chiến lược và chính sách y tế tiến hành khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố từ ngày 18/1 đến 16/2.

Trong số 415 nghìn phụ huynh tham gia khảo sát, có 60% người dân đồng ý tiêm ngay, 29% cân nhắc tiêm và có gần 2% không đồng ý tiêm.

Vaccine Việt Nam lựa chọn là Pfizer. Theo Bộ Y tế, vaccine Pfizer là vaccine duy nhất được các cơ quan uy tín về quản lý dược trên thế giới như Cơ quan Quản lý dược phẩm Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý dược châu Âu công nhận và Tổ chức Y tế thế giới cấp phép lưu hành.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã tổ chức hội nghị tư vấn của các thành viên Hội đồng tư vấn vaccine của Bộ Y tế, tham khảo kinh nghiệm của các nước đã triển khai tiêm vaccine. Hiện thế giới có 44 quốc gia tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi, trong đó có tới 75% quốc gia dùng vaccine Pfizer.

Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi dựa trên kinh nghiệm tổ chức tiêm cho trẻ 12-18 tuổi thời gian qua. Đồng thời, Bộ Y tế liên tục tiến hành tập huấn cho cán bộ y tế chi tiết, cụ thể về phản ứng sau tiêm và theo dõi sức khỏe tiêm chủng.

PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, Bộ Y tế sẽ tiếp tục ban hành hướng dẫn tiêm chủng để tổ chức triển khai một cách chi tiết đặc biệt lưu ý tới vấn đề an toàn tiêm chủng.

"Nếu trẻ đi học sẽ được tiêm vaccine ở trường, những bé không đi học được tiêm ở trạm y tế xã. Những cháu có bệnh lý nền, mãn tính sẽ được tiêm ở bệnh viện bảo đảm an toàn tiêm chủng”, bà Hồng cho hay.

Theo đại diện Bộ Y tế, khi có vaccine sẽ triển khai tiêm cho trẻ có nguy cơ và sau đó tiêm phủ rộng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Dự kiến, kế hoạch tiêm vaccine cho đối tượng này sẽ triển khai trong quý 1 và quý 2 khi vaccine về đến Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, nếu công tác thông tin tuyên truyền chính thống rộng rãi về tính hiệu quả, an toàn của vaccine, đặc biệt là vaccine của Pfizer thì tỷ lệ đồng thuận còn cao hơn nữa. Trước đó, Bộ Y tế cho biết đề xuất Chính phủ cho phép mua 21,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 Pfizer để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, chấp nhận có thể thừa vaccine.

Ngày 5/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP về việc mua vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Chính phủ quyết nghị đồng ý việc Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu đối với việc mua 21,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi với các điều kiện như Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 18/5/2021 của Chính phủ về mua vaccine phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer.

Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.

Với tốc độ tiêm chủng thần tốc, tiêm xuyên Tết nguyên đán, từ một nước tiếp cận vaccine Covid-19 chậm, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp nhất khu vực, Việt Nam đã xoay chuyển tình thế trở thành một trong nhóm 3 nước có tốc độ tiêm vaccine nhanh nhất thế giới tính số liều tiêm theo ngày và theo tuần, cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng sớm hơn kế hoạch.

Đến nay, Việt Nam đã tiêm hơn 183 triệu liều vaccine phòng Covid-19, là 1 trong 63 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu đã bao phủ đủ liều cho ít nhất 70% dân số. Đây là yếu tố quyết định cùng nhiều biện pháp y tế khác để Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh. 

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Sáng 8/2: Còn 385 ca COVID-19 nặng thở máy, ECMO; Hà Nội vượt mốc 150.000 F0

Bộ Y tế cho biết đã có hơn 2,12 triệu bệnh nhân COVID-19 ở nước ta khỏi; trong số các F0 đang điều trị có hơn 2.100 ca nặng; Bộ Y tế đề nghị tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19; Tổng số ca COVID-19 của Hà Nội đã vượt mốc 150.000...

Ngày 7/2: Có 16.815 ca COVID-19, tăng 2.700 F0 so với hôm qua; Hà Nội chạm mốc 3.000 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 7/2 của Bộ Y tế cho biết có 16.815 ca COVID-19, tăng 2.704 F0 so với hôm qua; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 3.000 ca; Trong ngày có gần 9.700 bệnh nhân khỏi, 100 ca tử vong...

Ngày 7/2, toàn tỉnh ghi nhận 585 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 16 giờ ngày 7/2, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 585 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 413 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng; 172 trường hợp đã được cách ly từ trước.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Giảm số người đến khám, cấp cứu trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

(HBĐT) - Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (từ 29/1 - 6/2), BVĐK tỉnh tiếp đón khám và cấp cứu 502 người, giảm gần 25% so với Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Sáng 7/2: Bệnh nhân COVID-19 nặng giảm còn 2.200 ca; 41 tỉnh, thành nào là vùng xanh?

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 2,11 triệu ca COVID-19 khỏi; số bệnh nhân nặng giảm còn 2.203 ca; cả nước đã có 41 tỉnh, thành thuộc vùng xanh- cấp độ dịch thứ nhất; F0 tại nhiều tỉnh miền Tây tiếp tục giảm sâu...

Bộ trưởng Bộ Y tế: Phòng chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ngành trong năm 2022

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong năm 2022, toàn ngành vẫn phải tiếp tục nỗ lực triển khai thực hiện tất cả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục tiến hành cải cách và đổi mới cơ chế tài chính, tăng cường nhiều hơn cho y tế cơ sở, y tế dự phòng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục