(HBĐT) - Phục hồi chức năng (PHCN) giúp người bệnh phục hồi chức năng của cơ thể do di chứng bệnh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Để người bệnh trở lại với cuộc sống bình thường thì PHCN có ý nghĩa vô cùng lớn nhưng đầy vất vả, thầm lặng. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhân viên y tế thì các phương tiện, dụng cụ tập luyện, sự kiên trì của người bệnh góp phần cải thiện hiệu quả sự phục hồi.


Khoa PHCN (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã, đang áp dụng nhiều kỹ thuật tập luyện, hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh trong việc chăm sóc và PHCN cho người bệnh tại cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng, giúp người bệnh chủ động tham gia một cách tích cực, tăng thời gian tập vận động, tạo khả năng linh hoạt cũng như thích nghi, tránh sự nhàm chán và có thể dễ dàng thực hiện ở bất cứ điều kiện nào. Nhằm đa dạng phương pháp điều trị, bác sỹ Lộc Thị Mỹ Dung, kỹ thuật viên Hà Kim Đăng đã có sáng kiến cải tiến cùng với Tổ cơ khí, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tự sản xuất "dụng cụ hỗ trợ tập đứng cho bệnh nhân liệt”. Xuất phát từ thực tế các nhà sản xuất chỉ có sản phẩm bàn tập đứng cho từng bệnh cụ thể, ý tưởng bàn tập đứng của nhóm sản xuất áp dụng được với nhiều nhóm bệnh nhân liệt như: Sau đột quỵ não, chấn thương sọ não, u não, phẫu thuật cột sống (do chấn thương, u tuỷ sống…), viêm tuỷ sống, viêm đa dây thần kinh, bại não, chậm phát triển vận động, đa dị tật bẩm sinh…

"Dụng cụ hỗ trợ tập đứng cho bệnh nhân liệt” giúp người bệnh chấn thương chân, yếu, liệt chân tăng cường sức mạnh cơ, tăng cường khả năng điều hợp và thăng bằng cho người bệnh; phòng tránh, điều trị teo cơ, co cứng, co rút các khớp, loét tỳ đè do bất động lâu ngày; phòng tránh nhiễm khuẩn như: Viêm đường tiết niệu, viêm phổi, phòng tránh loãng xương; cải thiện lưu thông máu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức, tăng sức đề kháng của cơ thể; cải thiện chức năng thận, thúc đẩy đại tiểu tiện; cải thiện chức năng hô hấp, tiêu hoá, tăng cường nhu động ruột; tăng cường thể lực, cải thiện khả năng miễn dịch; giúp bệnh nhân tăng chú ý, tích cực, chủ động trong quá trình tập, tự tập; tăng hiệu quả điều trị, sớm hồi phục trở về cuộc sống.

"Dụng cụ hỗ trợ tập đứng cho bệnh nhân liệt” được sản xuất dựa trên thực tế khó khăn trong khi điều trị cho người bệnh, là sản phẩm hữu ích có tính ứng dụng cao, nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc người bệnh, giảm tải áp lực công việc chăm sóc cho người nhà và kỹ thuật viên. Bàn tập đứng còn có thể điều chỉnh được độ cao thay đổi theo lứa tuổi, nhờ các trục có thể điều chỉnh lên xuống của hệ thống điểm tỳ xương bánh chè - khung chậu - điểm bám của tay. Thiết bị này hỗ trợ, thay thế cơ tứ đầu đùi và cơ mông lớn, cơ thắt lưng chậu, tăng cảm giác cảm thụ bản thể. Nhờ có thiết bị mà bệnh nhân được vận động sớm, đứng sớm, cải thiện tình trạng đau mỏi cơ, giảm cảm giác mệt mỏi và các biến chứng nguy hiểm khi nằm lâu… Sáng kiến này đã được áp dụng ngay sau khi hoàn thành và thời gian qua đã mang lại hiệu quả tích cực cho bệnh nhân điều trị tại Khoa PHCN.

 Với phương châm "Điều trị bằng khoa học - chăm sóc bằng trái tim”, cán bộ y tế Khoa PHCN luôn tậm tâm, nỗ lực, không ngừng tìm tòi sáng tạo, đổi mới, tạo ra những sản phẩm hữu ích, định hướng chuyên môn sâu để nâng cao chất lượng điều trị, mang đến sự hài lòng cho người bệnh, đáp ứng sự tin tưởng của bệnh nhân trong và ngoài tỉnh.
 

Hà Kim Đăng 
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh) 


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục