(HBĐT) - Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 của tỉnh cũng như cả nước đã đạt được thành quả đáng ghi nhận. Dịch Covid-19 cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, hiện nay, những biến thế mới của Covid-19 diễn biến phức tạp… Biện pháp tiêm đúng, đủ vắc xin vẫn được xem là hữu hiệu trong PCD Covid-19.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận vắc xin phòng Covid-19 đợt 52.
Chúng tôi có mặt ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đúng lúc cán bộ kho dây chuyền lạnh đang chờ tiếp nhận vắc xin được phân bổ. Chị Phạm Thị Cúc, thủ kho dây chuyền lạnh cho biết: Đợt 52 này, tỉnh tiếp nhận 11.500 liều vắc xin Pfizer-BioNTech cho đối tượng trẻ em. Thực hiện kế hoạch của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, khi có vắc xin cán bộ Quân khu 3 chuyển về, chúng tôi tiếp nhận và bảo quản đảm bảo chất lượng các loại cho phù hợp. Đảm bảo các loại vắc xin phân bổ đến các huyện, thành phố theo kế hoạch của Ban chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 tỉnh, góp phần vào công tác PCD trên địa bàn.
Ngay sau tiếp nhận, vắc xin phòng Covid-19 được phân bổ xuống cơ sở tiêm cho các đối tượng. Cũng như các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, huyện Đà Bắc đang triển khai tiêm vắc xin Covid-19 đợt 51. Tại điểm tiêm trường PTDTNT THCS&THPT huyện, đưa con đi tiêm phòng Covid-19, anh Nguyễn Mạnh Hùng, tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc chia sẻ: Theo quan điểm cá nhân tôi, vắc xin phòng Covid-19 rất quan trọng đối với con người. Đợt vừa rồi, nếu không có vắc xin thì dịch Covid-19 để lại hậu quả khôn lường. Chính phủ triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 từ sớm nên đã khống chế được dịch. Gia đình tôi có 6 người thì tất cả đều đã tiêm vắc xin, bản thân tôi đã tiêm 4 mũi, các thành viên khác đã tiêm 2 - 3 mũi.
Đồng chí Phạm Thị Tuyết, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc cho biết: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, ngành y tế tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn dân với nhiều đối tượng. Trên địa bàn toàn huyện, thực hiện sự chỉ đạo thống nhất của BCĐ PCD Covid-19 huyện, hệ thống y tế cơ sở từ huyện đến xã, thôn, xóm triển khai. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng của huyện trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu triển khai rất khó, huyện đã đẩy mạnh truyền thông, vận động với sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Nhận thức về vai trò, hiệu quả tiêm vắc xin phòng Covid-19 nâng lên. Nhờ đó, kết quả tiêm phòng của huyện đạt khá cao, mũi 1, mũi 2 cho đối tượng trên 18 tuổi đạt trên 95%, mũi 3 đạt trên 80%. Hiện nay, dịch giảm, huyện đang triển khai tiêm mũi 3, mũi 4 cho đối tượng có nguy cơ cao, nhưng người dân có tâm lý chủ quan khi dịch giảm, một số người mắc do được tiêm vắc xin nên không có trường hợp nặng, cho rằng Covid-19 không đáng sợ lắm, nên không muốn tiêm mũi 3, mũi 4 và mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 17 tuổi cũng gặp một số khó khăn.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 10/11, tỉnh đã tiếp nhập vắc xin đợt 52 và đang triển khai tiêm đợt 51. Toàn tỉnh đã được phân bổ 2.250.446 liều vắc xin; đã hoàn thành tiêm 2.275.603 mũi. Có 550.442 người trên 18 tuổi đã được tiêm vắc xin, trong đó, 7.387 người đã tiêm 1 mũi cần tiêm mũi 2; 122.833 người đã tiêm 2 mũi cần tiêm mũi 3; 420.222 người đã tiêm 3 mũi (nhắc lại lần 1); 219.654 người đã tiêm mũi bổ sung và 136.884 người đã tiêm mũi 4 (nhắc lại lần 2). Toàn tỉnh có 79.440 trẻ từ 12 - 17 tuổi và 110.362 trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Trao đổi về công tác triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Thực hiện Kế hoạch của Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư, thời gian qua, công tác tác tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn tỉnh được thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2, mũi 3 đối với đối tượng trên 18 tuổi đạt trên 90%, cơ bản đạt yêu cầu. Đối với trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi hiện nay các mũi tiếp theo đạt kết quả thấp, tuy nhiên, so với cả nước đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố. Trong quá trình theo dõi và giám sát dịch ở các huyện, thành phố, nguyên nhân của thực tế tiêm vắc xin cho các đối tượng này còn thấp có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Người dân vẫn có tâm lý e ngại, quan niệm đã mắc Covid-19 rồi không phải tiêm nữa, đã tiêm rồi mà vẫn mắc thì tiêm làm gì. Chúng ta cần nhận thức đúng về tiêm vắc xin phòng Covid-19, đây là công tác quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả cộng đồng. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi chưa có tai biến nào cả, chưa có khuyến cáo về tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 dù đã mắc Covid-19 để phòng dịch không chuyển sang nặng. Thực tế, thời gian qua, nhờ có tiêm vắc xin Covid-19, ca bệnh ít, không có ca chuyển nặng. Người dân không nên xem, nghe thông tin trên mạng xã hội mà nên theo thông tin trên các báo chính thống để thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Trong quá trình tiêm, lưu ý cần đảm bảo đúng lịch của ngành y tế khuyến cáo. Hiện nay, các biến chủng mới của Covid-19 rất phức tạp, tiêm vắc xin là biện pháp quan trọng bảo vệ thành quả gần 2 năm chống dịch của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng.
Thời gian tới, để đảm bảo tiêm vắc xin Covid-19 theo kế hoạch đề ra, ngành y tế xác định công tác tuyên truyền, truyền thông là rất quan trọng, nâng cao nhận thức về tác dụng, lợi ích của tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trong quá trình triển khai, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tham mưu cho BCĐ PCD Covid-19 các cấp làm sao công tác tiêm chủng thực hiện tốt hơn. Đặc biệt quan tâm đến truyền thông trực tiếp, tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng thôn, bản, tổ chức chính trị - xã hội, cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ và cả hệ thống chính trị vào cuộc như đã thực hiện trong 2 năm chống dịch vừa rồi, tạo chuyển biến trong công tác tiêm chủng.
H.L
Nhiều địa phương như: Lâm Đồng; Khánh Hòa đang khẩn trương tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 nhằm tăng tỷ lệ bao phủ ngay trong năm 2022 này.
Dịch sốt xuất huyết lan rộng, nhiều gia đình ở Hà Nội tìm mua máy đuổi muỗi để phòng bệnh.
(HBĐT) - Ngày 8/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối tượng chịu tác động trực tiếp của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) được xem là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tại huyện vùng cao Đà Bắc cũng ghi nhận các trường hợp tảo hôn, sinh con chưa đủ độ tuổi và HNCHT, chủ yếu trong vùng ĐBDTTS. Nhằm giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tình trạng này, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng ĐBDTTS” trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025 với những mục tiêu, giải pháp cụ thể.
Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 292.439 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 112 ca tử vong. Như vậy, so với tuần 43, số ca mắc sốt xuất huyết tuần này tăng khoảng hơn 10.000 ca, số tử vong tăng 2 ca, con số này tương đương với tuần trước đó.
(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện tiêu chí số 15 về y tế trong xây dựng nông thôn mới, huyện Đà Bắc đã nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân; tích cực phòng, chống dịch Covid-19; vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, kiểm tra, kiểm soát. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, cơ sở vật chất trạm y tế được đầu tư, nâng cấp phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh cho Nhân dân.