(HBĐT) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa tổ chức hội đồng chuyên môn thẩm định, gồm 11 thành viên tiến hành thẩm định, đánh giá việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay thế cho việc in giấy. 


Hội đồng thẩm định kiểm tra việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại Khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).   

Hội đồng thẩm định do PGS.TS Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Trưởng Khoa Y đa khoa, Đại học Hòa Bình làm Chủ tịch hội đồng. Các Phó Chủ tịch hội đồng gồm: Bs.CKII. Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế; Ths. Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc BHXH Hòa Bình; TS. Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Việc thẩm định này có yếu tố quyết định để triển khai thành công bệnh án điện tử, đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện đầu tiên của Hòa Bình và cũng là 1 trong 38 bệnh viện đi đầu cả nước áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai hệ thống phần mềm HIS-LIS từ tháng 12/2021. Tiếp theo đó, bệnh viện đưa vào áp dụng từng bước thanh toán điện tử, chữ ký số, thẻ khách hàng, triển khai hệ thống PACS, nâng cấp hệ thống, xe tiêm thông minh, kios… Đến tháng 9/2021 bệnh viện đã cơ bản hoàn thành các điều kiện ứng dụng bệnh án điện tử.

Sau khi nghe báo cáo về hệ thống thông tin bệnh viện, Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, thực trạng hoạt động của phần mềm tại các khoa: Khám bệnh, Chẩn đoán hình ảnh, Chấn thương chỉnh hình. Qua đó đối chiếu với các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT; Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.

Kết quả triển khai hệ thống công nghệ thông tin của bệnh viện đáp ứng yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử: nhóm tiêu chí hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mức 7, nhóm tiêu chí quản lý điều hành đạt mức nâng cao, nhóm tiêu chí hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) đạt mức 6, nhóm tiêu chí hệ thống quản lý thông tin xét nghiệm (LIS), nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS), nhóm tiêu chí phi chức năng, nhóm tiêu chí bảo mật an toàn thông tin và nhóm tiêu chí bệnh án điện tử (EMR) đều đạt mức nâng cao theo quy định tại Thông tư số 54.

Sau kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, thống nhất Bệnh viện Đa khoa tỉnh đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Như vậy, theo quy định của Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư số 54/2017/TT-BYT quy định về bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Bệnh viện đạt mức 6/7 - mức gần cao nhất của tiêu chí "Bệnh viện thông minh”.

Phát biểu kết luận, PGS.TS Trần Quý Tường đánh giá cao Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế đã quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện, đây cũng là chủ trương lớn trong chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế. Hội đồng đã kiểm tra thực tế tại các khoa, phòng, đánh giá bệnh án điện tử có đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, phần mềm PACS đảm bảo liên thông dữ liệu 2 chiều tốt, phòng máy chủ, hạ tầng tương đối rộng rãi…; đề nghị bệnh viện tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định đầy đủ, chi tiết hơn, tiếp tục nâng cấp và bổ sung các phần mềm để hoàn thiện hơn, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội tỉnh trong quá trình triển khai bệnh án điện tử.

Tiếp thu ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh khẳng định, việc ứng dụng bệnh án điện tử không chỉ giúp cho bệnh viện trong quản lý, điều hành và cải cách quy trình khám, chữa bệnh, công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà cho người bệnh mà còn mang lại lợi ích thiết thực, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn. Bệnh viện sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những ứng dụng, tiện ích vào các phần mềm trong hệ thống công nghệ thông tin để sớm triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy.

Nguyễn Tuyết
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Nhật Bản đối mặt với làn sóng thứ 8 của dịch COVID-19

Theo hãng tin Kyodo, số ca mắc COVID-19 ghi nhận hằng ngày tại Nhật Bản ngày 15/11 lần đầu tiên trong 2 tháng qua vượt 100.000 ca và nước này đang đối mặt với làn sóng thứ 8 của đại dịch.

Huyện Kim Bôi: Can thiệp, tư vấn thay đổi nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

(HBĐT) - Kim Bôi là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) cùng sinh sống. Trong những năm qua, bằng nhiều giải pháp nhằm can thiệp, tư vấn, nâng cao nhận thức của người dân, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong ĐBDTTS trên địa bàn huyện đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, huyện vẫn đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề tảo hôn và sinh con dưới 18 tuổi. Để giảm thiểu tiến tới chấm dứt tình trạng này, bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, huyện đặc biệt chú trọng nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn, ĐBDTTS.

Cấp cứu nhiều nạn nhân bị ong đốt

(HBĐT) - Ngày 28/10/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cấp cứu nhiều người dân bị đàn ong khoái - ong mật khổng lồ Đông Nam Á (tên khoa học là Apis dorsata) tấn công. Trong số các bệnh nhân nhập viện cấp cứu, có 4 người trong tình trạng nhiễm độc nặng do bị hơn 50 vết ong đốt ở vùng đầu - mặt - cổ, phải nhập Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, 2 bệnh nhân trên có kèm theo triệu chứng sốc phản vệ. Ngoài 4 bệnh nhân trên, một số người bị ong đốt ít hơn, các triệu chứng nhẹ, sau khi được cấp cứu, sức khỏe ổn định đã xin về nhà tiếp tục theo dõi.

Tiêm vắc xin - biện pháp quan trọng bảo vệ thành quả chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 của tỉnh cũng như cả nước đã đạt được thành quả đáng ghi nhận. Dịch Covid-19 cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, hiện nay, những biến thế mới của Covid-19 diễn biến phức tạp… Biện pháp tiêm đúng, đủ vắc xin vẫn được xem là hữu hiệu trong PCD Covid-19.

Huyện Kim Bôi: Quản lý nguồn gốc thực phẩm sử dụng trong bếp ăn trường học

(HBĐT) - Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), truy xuất nguồn gốc thực phẩm, chăm lo sức khỏe cho học sinh bán trú là phần quan trọng của nhiệm vụ nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục. Vì vậy, công tác này đã, đang được ngành GD&ĐT huyện Kim Bôi đặc biệt quan tâm.

Cẩn trọng với các bệnh truyền nhiễm khi thời tiết giao mùa

(HBĐT) - Hiện tại, nhiệt độ có sự chênh lệch nhiều giữa ngày và đêm khiến cơ thể con người không kịp thích nghi. Bên cạnh đó, giao mùa cũng là thời điểm thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, lây lan trong cộng đồng. Vì thế, các bệnh thường gặp vào mùa thu - đông như nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, các bệnh về đường tiêu hóa... Người dân cần cẩn trọng với các dịch bệnh truyền nhiễm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục