(HBĐT) - Từ đầu tháng 10 vừa qua, Khoa Y dược học cổ truyền (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đón nhiều bệnh nhân nhập viện điều trị liệt mặt do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Căn bệnh này tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, người dân cần chủ động tìm hiểu để có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả.


Nhân viên y tế kết hợp châm cứu, bấm huyệt điều trị cho bệnh nhân liệt mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nữ, 28 tuổi ở TP Hoà Bình, đi từ phòng khách đang bật điều hòa lạnh sang phòng bếp không có điều hoà. Sau khi từ bếp trở lại phòng khách thấy có hiện tượng tê mặt, miệng méo lệch sang một bên. Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nam 36 tuổi, về nhà khi trời tối muộn. Vừa bước vào nhà thấy hiện tượng tê bì vùng mặt, miệng méo, một bên mắt không nhắm được kín. Một bệnh nhân nữ khác ở huyện Lương Sơn, 37 tuổi, sau khi ngủ dậy xuất hiện méo miệng, tê bì, mất cảm giác một bên mặt.

Tất cả những trường hợp trên, theo bác sỹ CKI Nguyễn Hải Anh, Phó khoa Y dược học cổ truyền, sau khi khám cận lâm sàng và loại trừ các bệnh lý liên quan, các bệnh nhân đều được chẩn đoán mắc một bệnh lý chung là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, trong đông y gọi là khẩu nhãn oa tà.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh thường gặp do tình trạng mạch nuôi của dây thần kinh bị co thắt dẫn đến thiếu máu cục bộ, phù nề, chèn ép vào dây thần kinh trong ống fallop. 80% trường hợp nhập viện điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đều có nguyên nhân chủ yếu do nhiễm lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột sang lạnh. Tuy nhiên, liệt dây thần kinh số 7 cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý sọ não khác (chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, u dây thần kinh…) nên khi có triệu chứng này người bệnh nên đến khám ở các cơ sở y tế có bác sỹ chuyên khoa thần kinh và phương tiện chụp để loại trừ những nguyên nhân thực thể.

Bác sỹ Hải Anh cho biết, triệu chứng điển hình của liệt dây thần kinh số 7 như: Đột ngột thấy hai bên mặt mất cân đối, nửa mặt bên liệt bất động, mất hoặc mờ nếp nhăn trán; mắt bên liệt nhắm không kín, mờ rãnh mũi - má, miệng méo sang bên không liệt, góc mép miệng bị xệ xuống; chảy dãi hoặc nước một góc miệng, thức ăn hay đọng lại ở má bên liệt, người bệnh không làm được các động tác: phồng má, cười, chu môi, nhăn trán. Khi được chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7, hướng điều trị là dùng thuốc tây y, corticoid, vitamin, thuốc dẫn truyền thần kinh, đông y dùng thêm thuốc sắc, kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, thủy châm, cứu ngải, chiếu đèn hồng ngoại.

Về tiến triển của bệnh, bệnh liệt mặt, méo miệng do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách trong giai đoạn vàng từ 2 - 3 tuần ngay sau bị, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Trường hợp nhẹ hoặc điều trị sớm có thể hồi phục trong thời gian từ 2 - 4 tuần. Trường hợp điều trị muộn (sau hơn 1 tháng từ khi bị) và không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, co kéo nửa mặt. Nguy hiểm nhất là bị viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được, gây khô mắt, nhiễm trùng giác mạc dẫn đến viêm, loét giác mạc. Người bệnh cũng có thể bị liệt cứng vĩnh viễn.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên không phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi. Bệnh cũng có khả năng tái phát. Do đó, để phòng bệnh, quan trọng nhất là giữ ấm vùng đầu, mặt, cổ, tránh gió lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Buổi sáng ngủ dậy nên ở trong phòng ấm 2 - 5 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ chơi ngoài trời lạnh, cha mẹ cần chú ý cho bé mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn. Tránh ngồi nơi gió lùa, không tắm quá khuya, đi đường xa phải đeo kính bịt mặt, che ấm cả hàm, đeo khẩu trang, không nên cho trẻ nhỏ ngồi phía trước xe. Sau khi uống rượu, bia không đi ngoài trời lạnh hay tắm lạnh. Đồng thời, tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.   

Nguyễn Tuyết 
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)


Các tin khác


Nâng cao hợp tác y tế Việt-Lào

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sẽ tiếp tục hỗ trợ Bệnh viện Trung ương 103 Lào trong đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ khám, chữa bệnh, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên môn y dược, phục vụ tốt nhất cho sức khỏe nhân dân Lào.

Thẩm định các điều kiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 

(HBĐT) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa tổ chức hội đồng chuyên môn thẩm định, gồm 11 thành viên tiến hành thẩm định, đánh giá việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay thế cho việc in giấy. 

Hà Nội có thêm 1.378 ca sốt xuất huyết mới, 2 ca tử vong

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11-18/11), thành phố ghi nhận 1.378 ca mắc mắc sốt xuất huyết, tăng 2,6% so với tuần trước. Trong tuần, thành phố ghi nhận 2 ca tử vong tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông.

Từ ngày 10 - 17/11, toàn tỉnh ghi nhận 7 ca mắc Covid-19

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính từ 11h ngày 10/11 - 11h ngày 17/11, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 7 ca mắc Covid-19 (3 ca mắc mới, 4 ca tái nhiễm).  Trong đó, TP Hoà Bình 2 ca; huyện Đà Bắc 1 ca; Cao Phong 1 ca; Lạc Thuỷ 3 ca. Trong tuần, các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thuỷ không ghi nhận ca mắc mới. Lũy kế đến nay, tổng số ca mắc trên địa bàn tỉnh là 207.845 ca đã được cấp mã bệnh, trong đó có 207.570 ca mắc mới, 275 ca tái nhiễm.

Trường cao đẳng Y dược Lê Hữu Trác khai giảng năm học 2022-2023

(HBĐT) - Ngày 18/11, Trường cao đẳng Y dược Lê Hữu Trác tổ chức khai giảng năm học 2022 - 2023 và kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2022). Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh bạn.

Hơn 116.000 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm trong ngày 16/11

Ngày 16/11, có 116.607 liều vaccine được tiêm tại 31 địa phương, trong đó 98.899 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 17.708 mũi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục