Thời điểm mùa đông- xuân, trẻ rất dễ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus; cách nhận biết và phòng bệnh như thế nào?


Trẻ mắc Rotavirus cần được đưa tới cơ sở y tế thăm khám kịp thời. Ảnh: BV

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, dịch tiêu chảy cấp do Rotavirus thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, nhất là mùa đông và mùa xuân. Đặc biệt, trong thời tiết lạnh, ẩm như hiện nay là điều kiện thuận lợi để bệnh dễ phát sinh, lây lan.

Theo đó, Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng, nhập viện thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ; tệnh thường gặp ở nhóm trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Tại Việt Nam, 55% trường hợp tiêu chảy cấp nhập viện ở trẻ nhỏ do Rotavirus.

Bệnh tiêu chảy do Rotavirus thường có thời gian ủ bệnh từ 2- 3 ngày; khi mắc bệnh thường kéo dài từ 5- 7 ngày. Nguồn lây nhiễm bệnh là từ người bệnh sang người lành, virus lây truyền qua phân, qua các dịch tiết ở miệng của người bệnh phát tán ra bên ngoài.

Các triệu chứng của bệnh thường gặp là: Tiêu chảy phân nước, nôn, sốt, đau bụng.

Bệnh dễ gây các biến chứng nguy hiểm nhất là gây mất nước, chất điện giải; dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Theo các bác sĩ, trẻ mắc tiêu chảy do Rotavirus nếu không có biểu hiện mất nước có thể điều trị bằng: Bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol, nước cháo muối, súp, nước quả tươi…; trẻ dưới 6 tháng tuổi cần tích cực cho bú mẹ; với trẻ lớn cần ăn đủ khẩu phần với các nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau), ăn thức ăn mềm lỏng và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Cha mẹ cần tránh việc tự ý dùng kháng sinh, thuốc chống nôn, cầm đi ngoài; tránh cho trẻ uống các loại nước uống công nghiệp, nước có ga, thực phẩm có nhiều đường, ít chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa…

Trẻ mắc tiêu chảy do Rotavirus khi có các biểu hiện sau cần đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi mắc bệnh; trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh mãn tính, bị nhiều bệnh cùng lúc; trẻ có hậu môn tạm.

- Khi trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38,5 độ C; trẻ từ 3- 36 tháng tuổi sốt trên 39 độ C.

- Trẻ đi ngoài phân lỏng lượng nhiều, liên tục; đi ngoài ra máu.

- Trẻ có dấu hiệu mất nước như: Mắt trũng, môi lưỡi khô, da khô…

- Trẻ có biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi; không ăn uống được, nôn ói nhiều.

Để phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus, các bác sĩ khuyến cáo:

- Các bà mẹ cần cho trẻ bú sớm, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

- Cần lựa chọn thực phẩm an toàn, giầy dinh dưỡng, chế biến hợp vệ sinh cho trẻ.

- Sử dụng nguồn nước sạch.

- Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên cho trẻ.

- Đặc biệt cần cho trẻ uống vaccine ngừa Rotavirus đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh hiệu quả.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục