"Em đã sợ rượu, bia rồi, không dám uống mà lái xe nữa”, Bùi Xuân Q. (20 tuổi, Bắc Ninh) vẫn còn thất thần sau vụ tai nạn giao thông va chạm mạnh khiến đôi chân của em bị gẫy phức tạp, tổn thương bụng khi vừa rời khỏi tiệc tất niên với bạn bè trong tình trạng lượng cồn trong máu cao nhiều lần cho phép.

Bệnh nhân Bùi Xuân Q. (20 tuổi, Bắc Ninh) trải qua giờ phút kinh hoàng khi gặp tai nạn do lái xe máy khi trong máu có nồng độ cồn cao.


Bệnh nhân Bùi Xuân Q. (20 tuổi, Bắc Ninh) trải qua giờ phút kinh hoàng khi gặp tai nạn do lái xe máy khi trong máu có nồng độ cồn cao.

Q. nhập viện 10 ngày trước Tết Nguyên đán trong trạng thái bất tỉnh, gẫy toàn bộ 2 đùi. Trong đó, một bên đùi gẫy làm mấy tầng. Các bác sĩ tuyến tỉnh nhận định bệnh nhân rất nặng, chuyển tuyến cấp cứu lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Học, Phó Trưởng Khoa phẫu thuật chi trên và y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, Q. nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, tổn thương nặng nề với 2 bên đùi gẫy khá phức tạp, chấn thương bụng, gẫy xương sườn.

"Nồng độ cồn trong máu của Q. gần 30mg/100ml máu dẫn tới chức năng đông máu kém. Do Q. bị đa chấn thương nên mất máu nhiều trong khi đó chức năng đông máu kém làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị, hồi phục chậm hơn. Ngoài ra, do bệnh nhân sử dụng rượu bia với nồng độ lớn khiến men gan cao, chúng tôi phải điều trị hồi sức vài hôm tới khi bệnh nhân ổn định mới phẫu thuật”, bác sĩ Học cho hay.

Sau 3 ngày hồi sức, Q. được đưa vào phẫu thuật giải quyết đồng thời mấy tổn thương. Điều thách thức nhất trong ca mổ là các bác sĩ phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để ca mổ diễn ra thuận lợi, an toàn. "Nếu mổ không tốt làm bệnh nhân mất máu làm tăng tình trạng nặng của bệnh nhân, thậm chí đe dọa tính mạng”, bác sĩ Học nói.

Vẫn còn

Q. bị tổn thương gẫy cả hai chân.

Rất may trường hợp bệnh nhân Q. còn trẻ, sau phẫu thuật phục hồi phục tốt và được cho ra viện vào đúng ngày 30 Tết. Tuy nhiên, Q. còn phải trải qua thời gian tập vận động phục hồi chức năng cả năm để đôi chân khỏe mạnh trở lại.

"Những lúc đau nhức chân em khóc suốt. Giờ sau phẫu thuật, sức khỏe em đã ổn định hơn trước. Em khuyên các bạn trẻ nếu đã uống rượu, bia thì không nên lái xe vì nguy hiểm có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, không vì ngông cuồng của tuổi trẻ mà làm nguy hiểm tính mạng mình", Q. chia sẻ.

Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong 4 ngày Tết Nguyên đán (mùng 1 đến mùng 4) ghi nhận 256 ca cấp cứu do tai nạn giao thông, trong đó, số ca tai nạn giao thông vi phạm nồng độ cồn trong máu là 41, chiếm khoảng 16%.

Ghi nhận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức những ngày Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vẫn liên tục nhận được những trường hợp tai nạn giao thông do có sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông hoặc bị người có men bia, rượu gây tai nạn. Q. chỉ là một trong số những trường hợp may mắn chỉ bị ảnh hưởng tới đôi chân.

Kể từ khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ năm 2020, hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông được áp dụng mức xử phạt nghiêm khắc, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, tình trạng say rượu bia khi lái xe được giảm đáng kể.

Tuy nhiên sau 2 năm đại dịch Covid-19, tình trạng vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông có dấu hiệu gia tăng.

Ước tính 40% số vụ tai nạn và 11% số người chết do tai nạn giao thông có liên quan đến sử dụng bia rượu. Khi dùng đồ uống có cồn, ở pha đầu, người uống sẽ hưng phấn, khi đó sử dụng phương tiện giao thông chạy nhanh hơn và việc xử lý các tình huống hơi vội vã nên tai nạn xảy ra không cưỡng được.

Bác sĩ Phạm Hải Bằng, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu có nồng độ cồn cao rất khó cho các bác sĩ đưa ra phương án xử trí.

"Nếu bệnh nhân không say rượu, việc đánh giá tri giác và tổn thương sọ não dễ hơn vì khi uống rượu thì thần kinh trung ương bị ức chế, đánh giá khó hơn. Đôi khi chỉ vì nghĩ bệnh nhân uống rượu, nếu bác sĩ bỏ qua vấn đề thần kinh, chỉ một thời gian ngắn sau biểu hiện thần kinh rõ lên thì không còn thời gian vàng để cứu nữa”, bác sĩ Bằng nói.

Vẫn còn

Một trường hợp chấn thương sọ não sau tai nạn giao thông phải chờ hồi sức mới được phẫu thuật do nồng độ cồn trong máu rất cao.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng - người thường xuyên trực cấp cứu dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, sau 2 năm Covid-9, đặc biệt năm 2022, tỷ lệ bệnh nhân gặp tai nạn do uống rượu, bia khi tham gia giao thông tăng hơn trước.

"90% bệnh nhân được đưa đến cấp cứu đều liên quan tai nạn giao thông, có thể do người uống rượu, bia gây tai nạn hoặc do tự bản thân mình bị tai nạn do uống rượu bia. Dường như mọi người đang quên đi việc chấp hành quy định xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ”, bác sĩ Huyền bày tỏ.

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục