Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tăng, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo ngành Y tế thành phố kích hoạt trở lại "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ".
Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ tuần thứ 2 của tháng 4/2023, tỷ lệ mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng ở tất cả các nhóm tuổi. Trong đó, nhóm trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc cao và tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác, kế đến là nhóm 50 - 65 tuổi. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 của thành phố vẫn còn ở mức thấp so với tỷ lệ của cả nước.
Trong Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ được triển khai trước đây (cuối năm 2021-2022) đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể, từ tháng 12/2021, thành phố đã rà soát được 863.401 người nguy cơ. Tuy nhiên số người thuộc nhóm nguy cơ được lập danh sách trên phần mềm để quản lý là 785.917 người (đạt 91,03%). Bên cạnh đó, vận động được hơn 21.000 người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 đi tiêm vaccine. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ vaccine mũi 4 ở nhóm đối tượng này còn tương đối thấp chỉ chiếm 45,01%.
Tiếp nối những kết quả đó, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo ngành Y tế thành phố kích hoạt trở lại "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" và sẽ triển khai quyết liệt trong hai tháng 5 và 6 năm 2023. Chiến dịch sẽ bao gồm 4 hoạt động chính:
Hoạt động 1: Cập nhật danh sách và quản lý.
Hoạt động 2: Tổ chức tiêm vaccine đầy đủ nhóm nguy cơ (đảm bảo tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại lần 2 đạt tối thiểu 90%).
Hoạt động 3: Chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19.
Hoạt động 4: Tổ chức truyền thông, tư vấn và giáo dục sức khỏe.
Để "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" thành công, cần có sự tham gia và hưởng ứng của người dân. Trong đó, việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đủ liều và đúng lịch là vô cùng cần thiết, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi…). Vì đây là những đối tượng có nguy cơ bệnh nặng và tử vong cao hơn khi mắc COVID-19.
Theo VTV.VN
Sự ra tăng về số lượng động vật có vú nhiễm cúm gia cầm thời gian gần đây ở Canada đã khiến nhiều chuyên gia về sức khỏe cộng đồng và động vật hoang dã tỏ ra cảnh giác hơn sau khi xuất hiện một nghiên cứu khoa học cho rằng "có thể xảy ra đại dịch" nếu virus tấn công đàn gia cầm và đột biến để có thể lây lan giữa người với người.
Theo ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở một số nơi trong nước, tỉnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng, chống dịch, sẵn sàng cho mọi tình huống.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn số 603/VSDTTU-TCQG gửi Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai tiêm chủng và nhu cầu bổ sung vaccine COVID-19 AstraZeneca trong tháng 4 - 6/2023.
Trong 7 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/ ngày, đây là tuần có số ca mắc cao nhất từ đầu năm đến nay; Đã hơn 3,5 tháng Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Cả nước đang ở cấp độ dịch 1- màu xanh..
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/4 của Bộ Y tế cho biết có 775 ca mắc COVID-19, đây là ngày thứ 2 từ đầu năm đến nay ca mắc mới tăng cao. Trong ngày có 22 bệnh nhân khỏi và còn 10 trường hợp đang thở oxy.
(HBĐT) - Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, vấn đề phải đối mặt hiện nay là thực phẩm bẩn, không đảm bảo chất lượng, an toàn trong chế biến và sản xuất. Làm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) đang trở thành vấn đề lớn, được xã hội quan tâm.