(HBĐT) - Bệnh dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng. Thời gian ủ bệnh dại ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác thông qua vết cắn. Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất.


Bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, tư vấn cho người dân bị chó cắn.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ năm 2015 đến nay, tỉnh ghi nhận 11 ca tử vong do bệnh dại. Trong đó, các năm 2015, 2016, 2019 mỗi năm có 2 ca, năm 2018 có 4 ca, năm 2020 có 1 ca; năm 2017 và từ năm 2021 đến nay không có ca tử vong do bệnh dại. Tuy vậy, căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, khi phát bệnh, cả người bị động vật cắn và vật cắn đều tử vong. Hiện tại, không có cách điều trị hiệu quả đối với bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm. Năm 2022, toàn tỉnh có 1.230 trường hợp tiêm vắc xin phòng bệnh dại, huyết thanh kháng dại tại các cơ sở y tế và cơ sở tiêm chủng.

Đồng chí Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo: Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Khi thả rông chó cần đeo rọ mõm. Mọi người hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, nhất là trẻ em, đặc biệt những chó, mèo có biểu hiện ốm. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Khi bị động vật cắn, ngay lập tức phải xối rửa vết thương bằng nước và xà phòng trong vòng 15 phút hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 40 - 700 hoặc cồn i ốt để giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, các loại dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Hạn chế làm dập nát vết thương, không băng kín vết thương. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị dự phòng bằng cách tiêm phòng vắc xin, huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Trước tình hình bệnh dại có những diễn biến phức tạp, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh dại năm 2023 với mục tiêu hạn chế tối đa trường hợp tử vong do bệnh dại nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, góp phần phát triển KT-XH. Kế hoạch đề ra mục tiêu: 100% huyện, thành phố có ít nhất 1 điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại và huyết thanh kháng dại cho người; 100% huyện, thành phố thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh dại ở cộng đồng, trường học; 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia; trên 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh ở người về đặc điểm, tính chất nguy hiểm của bệnh dại; cách nhận biết người và động vật mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại; biện pháp xử lý, phòng chống bệnh dại ở người và động vật. Đa dạng hình thức truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cấp xã, bảng tin công cộng, tờ rơi, áp phích... tại nơi đông người, điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân. Phát động hưởng ứng ngày "Thế giới phòng chống bệnh dại" (28/9) hàng năm; tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, nói chuyện, giao lưu trực tuyến, tổ chức sự kiện...

Đặc biệt, hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành Y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Các đơn vị chuyên môn ngành Y tế phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) trong công tác giám sát, phát hiện, điều tra xử lý bệnh dại ở người và động vật; phối hợp ngành GD&ĐT trong truyền thông tại trường học. Đồng thời, gắn chế tài xử lý, đưa vào hương ước xóm, thôn, bản trong công tác phòng bệnh và xử lý các hộ gia đình không tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo. Tiến tới một môi trường sóng không có chó, mèo dại sẽ không có bệnh nhân mắc bệnh dại.

Hương Lan


Các tin khác


Có 2.653 ca COVID-19 mới trong 7 ngày, cấp độ dịch cả nước màu xanh

Trong 7 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/ ngày, đây là tuần có số ca mắc cao nhất từ đầu năm đến nay; Đã hơn 3,5 tháng Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Cả nước đang ở cấp độ dịch 1- màu xanh..

Ngày 15/4: Có 775 ca COVID-19 mới, 10 bệnh nhân đang thở oxy

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/4 của Bộ Y tế cho biết có 775 ca mắc COVID-19, đây là ngày thứ 2 từ đầu năm đến nay ca mắc mới tăng cao. Trong ngày có 22 bệnh nhân khỏi và còn 10 trường hợp đang thở oxy.

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

(HBĐT) - Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, vấn đề phải đối mặt hiện nay là thực phẩm bẩn, không đảm bảo chất lượng, an toàn trong chế biến và sản xuất. Làm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) đang trở thành vấn đề lớn, được xã hội quan tâm.

Triển khai công tác dân số trong tình hình mới

(HBĐT) - Ngày 14/4, Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác Dân số và phát triển tỉnh tổ chức họp báo cáo tình hình công tác dân số quý I/2023 và triển khai nội dung công tác dân số trong tình hình mới. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ công tác Dân số và phát triển tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành; Trưởng BCĐ công tác Dân số và phát triển các huyện, thành phố.

Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023

(HBĐT) - Sáng 14/4, thực hiện Kế hoạch của Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình tổ chức diễu hành hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP năm 2023. Tham dự có lãnh đạo UBND TP Hòa Bình, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và gần 100 người đại diện cho 3 khối: y tế, doanh nghiệp và đoàn thể.

Chủ động trong phòng ngừa bệnh trong giai đoạn giao mùa

Đang là thời điểm giao mùa thuận lợi để các dịch bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng mạnh trong đó có COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục