Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn số 603/VSDTTU-TCQG gửi Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai tiêm chủng và nhu cầu bổ sung vaccine COVID-19 AstraZeneca trong tháng 4 - 6/2023.


Tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 tại điểm tiêm Nhà văn hóa khối Đại Thắng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN

Công văn nêu rõ, ngày 8/2/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã ban hành Quyết định số 65/QĐ- VSDTTƯ về việc phân bổ vaccine COVID-19 đợt 186. Theo đó, phân bổ 832.900 liều vaccine AstraZeneca có hạn sử dụng ngày 9 - 11/7/2023 cho 63 tỉnh/thành phố trong toàn quốc để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh/thành phố, đến nay trên toàn quốc đã tiêm được khoảng trên 266 triệu mũi vaccine COVID-19, trong đó có 51,6 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm liều nhắc lại (mũi 3), đạt tỷ lệ 81,0%.

Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều trên cả nước và vẫn có nhiều địa phương đạt thấp (dưới 80%). Số vaccine AstraZeneca hiện còn tại các tuyến (chưa bao gồm 204.400 liều dự trữ tuyến quốc gia) là khoảng 300.000. Tốc độ sử dụng vaccine AstraZeneca trong 8 ngày đầu tháng 4/2023 chậm với trung bình khoảng 1.040 mũi/ngày, dẫn tới nguy cơ cao không sử dụng hết vaccine.

Để tăng độ bao phủ và sử dụng hiệu quả vaccine COVID-19 AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố báo cáo, tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường công tác triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là tiêm liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương chưa đạt tỷ lệ mục tiêu tối thiểu là 80%, sử dụng hiệu quả số vaccine AstraZeneca đã phân bổ cho các tỉnh/thành phố đợt 186 nêu trên.

Sở Y tế các tỉnh/thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành rà soát đối tượng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại địa phương. Trường hợp có nhu cầu bổ sung vaccine AstraZeneca trong tháng 4 - 6/2023, đề nghị các tỉnh/thành phố gửi văn bản về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trước ngày 17/4/2023 để tổng hợp và kịp thời cung cứng vaccine.

Đồng thời, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur thực hiện hỗ trợ chuyên môn các địa phương và tăng cường công tác quản lý, điều phối vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca giữa các tỉnh thuộc khu vực quản lý.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tăng cường phòng, chống dịch năm 2023 do Bộ Y tế tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày 14/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, việc mua và xin tài trợ vaccine COVID-19 cũng như các vaccine của tiêm chủng mở rộng do đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế căn cứ vào nhu cầu đề xuất của địa phương gửi về. Tuy nhiên, có những thời điểm đơn vị chuyên môn đưa vaccine COVID-19 về tận cơ sở mà vẫn không có người nhận.

Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất bao nhiêu vaccine thì nhận đúng như thế. Cùng đó, một số tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cần cố gắng để đạt tỷ lệ đề ra.

Trong 7 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/ngày, đây là tuần có số ca mắc cao nhất từ đầu năm đến nay; đã hơn 3,5 tháng Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19...

Trước diễn biến ca COVID-19 gia tăng trong thời gian gần đây, Giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nêu rõ, số mắc COVID-19 trong thời gian tới có thể có sự gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang ở cấp độ dịch 1 - tất cả đều màu xanh - nguy cơ thấp. Cấp độ này không chỉ đánh giá trên số mắc mà còn dựa trên ca nặng, độ bao phủ vaccine và đáp ứng đảm bảo thu dung điều trị.

Cũng theo Cục trưởng Phan Trọng Lân, dự báo của các nhà khoa học và Tổ chức Y tế thế giới, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại. Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả phòng, chống dịch.

Do đó, một trong những nhiệm vụ hiện nay là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai). Những đối tượng này khi đến nơi đông người, môi trường ít thông thoáng nên đeo khẩu trang; đồng thời phải tiêm chủng vaccine đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cục trưởng Phan Trọng Lân nhấn mạnh, để giảm bớt sự lây nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo, đối với người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác...

Việc đeo khẩu trang trong các cơ sở khám, chữa bệnh, trên các phương tiện công cộng là yêu cầu phòng, chống dịch.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục