(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.




Bác sỹ khám cho bệnh nhân đau mắt đỏ đang điều trị tại khoa Mắt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Thời gian gần đây, đau mắt đỏ là một trong những dịch lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê tại phòng khám mắt, khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), từ  tháng 7 - 9/2023, số lượng bệnh nhân viêm kết mạc cấp – đau mắt đỏ đến khám, chữa bệnh gia tăng, chiếm 20 - 30% bệnh nhân đến khám, trong đó trẻ em chiếm 60 - 70%. Tìm hiểu thực tế tại Khoa Mắt có khá nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị, đặc biệt nhiều bệnh nhân bị biến chứng.

Ông Đặng Văn Tuệ, tổ 18, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Gia đình có 4 người bị đau mắt đỏ đã khỏi, song lây sang tôi. Bệnh về mắt không chủ quan được nên tôi khám, điều trị cách đây 2 tuần, đến nay đã đỡ nhiều. 

Bác sỹ CKII Lê Thị Hiền, Trưởng khoa Mắt cho biết: Dịch viêm kết, giác mạc cấp hay còn gọi là dịch đau mắt đỏ năm nay diễn biến rất nặng, lây lan nhanh và có nguy cơ cao để lại di chứng giảm thị lực. Nguyên nhân được xác định do tác nhân Adenovirus gây ra (thường do type 8, 19 và 37). Trong đó, đáng lo ngại có nhiều ca đã bị biến chứng, nguyên nhân chủ yếu do sự chủ quan của người bệnh, tự ý mua thuốc, sử dụng tại nhà, điều trị bằng các phương pháp dân gian. Việc điều trị sai cách dẫn đến bệnh kéo dài, diễn biến trầm trọng và có thể gây ra biến chứng nặng trên mắt. Đau mắt đỏ kéo dài quá 2 tuần không được điều trị đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm kéo dài, rất dễ tái phát, khó trị dứt điểm và chậm đáp ứng với thuốc, gây đau nhức, khó chịu và dễ lây nhiễm cho những người xung quanh.

Ngành Y tế khuyến cáo: Khi có triệu chứng bệnh đau mắt đỏ, bệnh nhân cần đến khám tại các cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sử dụng thuốc tra mắt đúng cách. Giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt... 

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, trong tỉnh ghi nhận 122 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt trong tháng 9 ghi nhận 1 trường hợp tử vong tại huyện Lương Sơn; 87 ca mắc tay chân miệng; 2.290 ca mắc cúm; 426 ca thủy đậu; 1.101 ca tiêu chảy...

Trước tình hình dịch BTN có chiều hướng gia tăng, Sở Y tế đã ban hành văn bản về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch BTN, nhất là các dịch BTN nguy hiểm mới nổi và các dịch bệnh truyền thống; tránh lơ là, mất cảnh giác trong việc phát hiện sớm, xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch. Đề nghị các cấp, ngành, huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống hiệu quả, kịp thời nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh. Trong đó đặc biệt lưu ý một số dịch bệnh đang lưu hành như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, Covid-19, cúm, tiêu chảy, viêm não, bạch hầu… trên địa bàn theo phương châm "4 tại chỗ”. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm đầu mối tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới và đơn vị liên quan chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc, thực hiện cách ly, xử trí triệt để ổ dịch; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; rà soát, củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá nguy cơ, xử trí và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch khi cần thiết. 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn lại, hướng dẫn các đơn vị tuyến huyện về điều trị các dịch BTN đang có nguy cơ xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. 


Hương Lan

Các tin khác


Hội thảo về thực trạng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Ngày 27/11, tại TP Hòa Bình, Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Hội thảo về "Thực trạng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và các yếu tố ảnh hưởng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng mức sinh cao”. Đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục DS - KHHGĐ 26 tỉnh miền núi có mức sinh cao tham dự hội thảo.

Phát động Chiến dịch tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Ngày 27/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác Dân số và phát triển tỉnh phối hợp với Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), có mức sinh cao. Dự lễ phát động có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ công tác Dân số và phát triển tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Dân số và một số sở, ngành của tỉnh.

Số ca nhiễm HIV mới phát hiện tại Hà Nội tăng

10 tháng đầu năm 2023, tại Hà Nội, số nhiễm HIV mới phát hiện được là 364 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Trẻ mắc bệnh hô hấp gia tăng theo chu kỳ​

Số lượng trẻ đến các bệnh viện nhi đồng tuyến cuối tại TP Hồ Chí Minh khám những bệnh lý về đường hô hấp đang gia tăng. Theo các bác sỹ, đây là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp do thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, việc các đơn vị tuyến dưới liên tục chuyển các ca bệnh nặng lên tuyến trên khiến cho nhiều bệnh viện quá tải.

Đề xuất cấm lưu hành thuốc lá điện tử tại Việt Nam

Ngày 23/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Hà Nội.

Quyết liệt giải pháp thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

Tính đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có trên 131.000 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ 93,2%. Huyện đang quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT đạt 94,7% theo kế hoạch tỉnh giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục