Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh đang nắng, nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mưa lớn đã giảm sâu. Nền nhiệt giảm đột ngột ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em.


Bác sỹ Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân khi thời tiết giao mùa. 

Thời tiết trở lạnh, kết hợp mưa nhỏ khiến việc đi lại cũng như lao động, học tập trở nên khó khăn. Những người bắt buộc phải ra đường hoặc làm việc ngoài trời mặc kín từ đầu đến chân, trang bị đầy đủ các loại quần áo, mũ... Nhiều người sử dụng thêm áo mưa để che chắn bớt mưa, rét. Anh Nguyễn Văn Đại, phường Tân Thịnh  (TP Hòa Bình) làm nghề bán xôi cho biết: Công việc của gia đình tôi thường bắt đầu lúc 3h sáng để chuẩn bị nguyên liệu, đồ xôi phục vụ người dân từ lúc 5h. Mặc dù nhiệt độ xuống thấp nhưng gia đình tôi vẫn làm việc từ sớm để đảm bảo công việc. 

Thời tiết chuyển lạnh phần nào ảnh hưởng đến việc học của học sinh, nhất là học sinh bậc mầm non và tiểu học. Đối với các bậc học khác, do trời rét, tỷ lệ học sinh đến trường muộn giờ gia tăng. Cô Hà Thị Phương Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A6, Trường THCS Sông Đà (TP Hòa Bình) đã phải thông báo trên nhóm zalo phụ huynh nhắc nhở các con mặc ấm, đi học đúng giờ. 

Nhiệt độ giảm thấp cũng khiến nhiều người mắc bệnh, trong đó chủ yếu là người cao tuổi và trẻ em. Tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), số lượng bệnh nhi tăng so với thời điểm trước. Bác sỹ CK I Đặng Thùy Linh cho biết: Lượng bệnh nhi mấy hôm trời rét đến khám tăng vọt, từ 46 - 55 bệnh nhân/ngày. Lượng bệnh nhân nhập viện cũng tăng gần gấp đôi, chủ yếu mắc bệnh về đường hô hấp, cúm mùa… 

Các bệnh thường gặp khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh chủ yếu do virus, nhiễm trùng đường hô hấp như: Cúm có biểu hiện sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ, sốt thường kéo dài đến 5 ngày. Viêm phổi biểu hiện thở nhanh, ho, khò khè, có thể suy hô hấp cấp. Viêm phổi do virus hợp bào hô hấp là một loại virus đặc biệt, nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi thường bắt đầu tương tự như cảm lạnh thông thường và sau đó có thể tiến triển thành nghiêm trọng hơn, với biểu hiện thở khò khè, khó thở, mất nước...

Để phòng bệnh, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, chú ý các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm. Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, rau quả). Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cần tiêm phòng vaccine để phòng, chống các loại bệnh cho trẻ.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của gió mùa Đông Bắc, mưa lớn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đã có văn bản đề nghị theo dõi chặt chẽ diễn biến gió mùa Đông Bắc, rét hại, lốc, sét, mưa đá. Trong đó, đảm bảo thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Triển khai các biện pháp phòng tránh rét, đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh.

Bên cạnh đó, ngành Y tế khuyến cáo: Thời tiết rét đậm, rét hại, nền nhiệt thấp cần chủ động bảo vệ sức khỏe. Chú ý giữ ấm cơ thể, nhà cửa, không đi tập thể dục quá sớm, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng… Nhiều người có thói quen tập thể dục ngoài trời từ sáng sớm cần nhanh chóng thay đổi để tránh xảy ra nguy hiểm, trong đó có đột quỵ não, đột quỵ tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dễ để lại di chứng. 


Hương Lan

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục