Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã khám, cấp cứu cho 1.183 người.
Ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lượng bệnh nhân đến khám thưa thớt.
Trong đó, khám cấp cứu do tai nạn giao thông 200 người, do đánh nhau 18 người, do các nguyên nhân khác 965 người. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh không có trường hợp đến khám và nhập viện do pháo nổ và ngộ độc thực phẩm.
Sau khám, cấp cứu đã có 560 người nhập viện điều trị với 92 ca phẫu thuật và 32 lượt chuyển tuyến. Trong 9 ngày nghỉ Tết cũng đã có 35 trẻ sơ sinh chào đời an toàn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Ghi nhận ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh thưa thớt. Chủ yếu là người bệnh mạn tính, bệnh nhân đến khám, lấy thuốc ngoại trú, bệnh nhân điều trị theo chu kỳ và một số bệnh nhi đến khám do thời tiết thay đổi.
Từ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn đảm bảo nhân lực thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế sẵn sàng tại tất cả các vị trí phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh và xử lý các tình huống phát sinh nếu có.
Nguyễn Tuyết
Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và mùa lễ hội xuân đang tới gần. Hiện cũng là giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân, thời tiết luôn thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi có tiền sử bệnh nền.
Tết Nguyên đán đang tới gần. Sau Tết là mùa lễ hội với nhiều du khách tham dự. Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025, tỉnh đã và đang đẩy mạnh công tác đảm bảo ATVSTP, đặt trọng tâm vào công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Ngành y tế nhận định, trong năm 2025, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta là rất lớn. Vì vậy, các địa phương tiếp tục nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.
Trả lời báo giới tại họp báo Chính phủ chiều 8/1 về tình hình virus gây viêm phổi trên người HMPV tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Theo các kết quả giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Trung Quốc ghi nhận, tác nhân chủ yếu là virus cúm (HMPV).
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến đầu tháng 1/2025, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 334 ca nghi mắc sốt xuất huyết, 185 ca tay chân miệng, 3 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn (trong đó có 2 trường hợp tử vong), 3 ca mắc bạch hầu, 64 trường hợp mắc bệnh ho gà...