Nghe quảng cáo đắp mặt nạ thuốc bắc chữa nám da rất hiệu quả mà lại "lành", chị Lan đến một một thẩm mỹ viện tại Hà Nội để thực hiện. Thế nhưng, mới đắp vài lần, mặt chị trở nên sưng nề, tấy đỏ, chảy nước.

Vốn có làn da khá trắng, mịn nhưng mấy năm nay, vài vết nám xuất hiện khiến chị Lan (40 tuổi ở Trường Chinh, Hà Nội) cảm thấy thiếu tự tin. Cách đây một tháng, nghe người bạn giới thiệu có thẩm mỹ viện trị nám bằng phương pháp đắp mặt nạ thuốc Bắc rất hiệu quả, không có tác dụng phụ vì không sử dụng hóa chất, chị đến làm luôn.

Sau 3 ngày đắp mặt, chị Lan thấy làn da mình tấy đỏ. Hỏi chuyên viên của mỹ viện, chị được trả lời rằng như thế chứng tỏ thuốc đã có tác dụng, đã tẩy hết lớp tế bào chết, làm bong tróc các vết nám. Chị Lan tin vậy nên cố chịu cảm giác rấm rứt trên mặt.. Thế nhưng, 5 ngày sau chị phải nhập viện bởi toàn khuôn mặt sưng nề, nổi ban đỏ và chảy nước. Chị có cảm giác ngứa, đau rát rất khó chịu.

Tại khoa Dị ứng - miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, chị Lan được bác sĩ cho biết mình bị viêm da do dị ứng với một số thành phần trong mặt nạ thuốc Bắc. Bây giờ, sau khi đã điều trị khỏi, da chị vẫn bị sẹo, thâm, các vết nám càng đậm màu hơn.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai - người trực tiếp điều trị cho chị Lan - cho biết, ngoài chị Lan, viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp chị em dị ứng do đắp mặt nạ, kể cả mặt nạ thuốc bắc.

Theo bác sĩ Trường, về nguyên tắc, việc đắp mặt nạ sẽ làm bong lớp sừng, các tế bào chết và giúp các chất dưỡng ngấm sâu vào da. Để có tác dụng tức thời, các loại mặt nạ thường phải chứa nhiều hóa chất hơn là mỹ phẩm thông thường nên khả năng gây dị ứng cao hơn, đồng thời biểu hiện nhiễm độc cũng nặng hơn như bong tróc da, chảy nước, sưng nề. Đặc biệt, các tổn thương vùng mặt này thường để lại di chứng nặng nề như sẹo, thâm da, nám da...

Thuốc bắc gồm nhiều thành phần khác nhau và vẫn có khả năng gây dị ứng như bất cứ loại thuốc khác, chỉ có điều có thể phản ứng của nó diễn ra chậm hơn.

Dị ứng khi đắp mặt nạ thuộc loại phát ra muộn, thường là 2-3 ngày sau khi đắp, chứ không biểu hiện ngay như khi sử dụng các loại mỹ phẩm bôi da khác. Các tổn thương thường là ở ngay vùng mặt (phần da được đắp) hay lan xuống cổ, trường hợp nặng lắm mới biểu hiện toàn thân.

Theo bác sĩ Trường, điều nguy hiểm nhất hiện nay, rất nhiều chị em sử dụng mỹ phẩm, trong đó có đắp mặt nạ, chỉ nghe theo quảng cáo hay truyền miệng nhau mà không tìm hiểu kỹ về thành phần, công dụng hay việc hiệu quả và tính an toàn của sản phẩm đã được kiểm chứng chưa. Vì thế, rất nhiều trường hợp bị phản tác dụng. Bác sĩ cho biết, ngay cả những sản phẩm "100% từ thiên nhiên" như các loại củ, quả vẫn có thể gây dị ứng cho người đắp bởi trên lý thuyết cứ thức gì chứa protein là có khả năng gây dị ứng.

Bác sĩ Trường khuyến cáo, khi đắp mặt hay sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào, chị em nên tìm hiểu kỹ, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần. Và tốt nhất, để hạn chế nguy cơ dị ứng, trước khi đắp lên mặt, nên thử đắp vào vùng trong của cánh tay (phần da mỏng), sau đó theo dõi trong 2-3 ngày, nếu thấy có biểu hiện mẩn đỏ, ngứa thì không nên dùng.

 

                                                               Theo VnExpress

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục