Đây là lời khuyên của các nhà nghiên cứu Mỹ sau khi phát hiện ra rằng người nghiện thuốc từ bỏ thói quen này sẽ có nguy cơ tiểu đường trong vài năm sau đó do tăng cân nhanh và nhiều.

 

  
Tốt nhất là không bao giờ hút thuốc lá! 

Yeh và các cộng sự của mình đã nghiên cứu 11.000 người trung niên, tất cả đều không bị tiểu đường khi nghiên cứu bắt đầu. 9 năm sau đó, 1.254 người đã bị mắc tiểu đường tuýp 2; trong đó có 380 người bỏ thuốc bị tiểu đường, cao hơn 70% so với những người chưa bao giờ hút thuốc. Những người tiếp tục hút thuốc có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 30% so với những người không hút thuốc.

 

Và đặc biệt nguy cơ bị tiểu đường của người bỏ thuốc lá sẽ kéo dài trong 6 năm đầu kể từ khi bỏ thuốc. Nó sẽ suy yếu và biến mất sau khoảng 10 năm.

 

Theo các nhà nghiên cứu, để tránh nguy cơ tiểu đường, những người cai thuốc lá cần kiểm tra đường huyết thường xuyên.

 

“Phát hiện này không hề gây ngạc nhiên trong giới khoa học bởi những người hút thuốc thường tăng cân sau khi bỏ thuốc và sự tăng cân thường liên quan với tiểu đường”, nhà nghiên cứu Hsin-Chieh Yeh, chuyên gia về nội khoa và dịch bệnh, trường Y ĐH Johns Hopkin (Baltimore), giải thích. Trong 3 năm đầu sau bỏ thuốc, cân nặng trung bình của những người này sẽ tăng khoảng 4kg, vòng eo tăng trung bình là 3cm.

 

“Thông điệp chính chúng tôi muốn truyền tải là: tốt nhất nên bỏ thuốc. Khi bỏ thuốc, họ nên nhờ bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn và sinh hoạt để không bị tăng cân quá mức”, bà Yeh nhấn mạnh.

 

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Annals of Internal Medicine.

 

 

 

                                                                Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Sống lành mạnh để phòng chống bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. THA không chỉ có ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà cũng có ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp THA là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Cảnh giác với việc mang thai giả

Gần đây, dư luận quan tâm nhiều về thông tin một số phụ nữ có dấu hiệu mang thai nhưng không chịu khám thai, có người mang thai mười mấy tháng nhưng không chuyển dạ. Bài viết sau đây của bác sĩ Hồ Mạnh Tường cho thấy đây là tình trạng thai giả liên quan nhiều đến các bất thường về tâm thần

Phát hiện và điều trị sớm giãn phế quản

Giãn phế quản là một bệnh bẩm sinh hay mắc phải, tổn thương gây giãn thường xuyên không hồi phục của một hay nhiều phế quản lớn, có hủy hoại thành phế quản. Bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến tim, phổi, gan, thận nên cần phải phát hiện và điều trị sớm mới có thể tránh các biến chứng nặng.

Bệnh thường gặp trong mùa đông – xuân

Mùa đông tiết trời lạnh khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, kèm theo các cơn mưa phùn rả rích là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trong vô số các bệnh phát tác mạnh vào mùa đông, thì các bệnh hô hấp, khớp và bệnh ngoài da là hay gặp nhất.

Thẻ BHYT vẫn còn rối rắm

Bộ Y tế thống nhất thẻ BHYT cũ còn hạn sử dụng đến sau ngày 1-1 vẫn có giá trị sử dụng cho đến hết thời hạn của thẻ. Trong khi đó, phía bệnh viện cho rằng chưa nhận được văn bản của Bộ Y tế hướng dẫn về nội dung này

Người thầy thuốc gắn bó với nhân dân

(HBĐT) - Thấm thoắt đã 24 năm, bác sĩ Bùi Văn Nới làm việc và gắn bó với công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại mảnh đất quê hương nơi anh đã sinh thành. “Đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc so với ngày đầu về nhận công tác đã tiến bộ hơn nhiều...” Bác sỹ Nới phấn chấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục