Sữa tươi là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe, nhưng đôi khi trong sử dụng, vì vô ý hoặc không biết nên vô tình biến sữa bị biến chất đi, thậm chí có thể gây hại cho cơ thể. Bạn hãy tránh 3 điều sau nhé.
Đun sữa bằng lửa nhỏ Vì muốn tránh sữa trào ra hoặc cháy sữa khi đun nên nhiều người dùng lửa nhỏ để đun sữa, đun như vậy sẽ làm giảm vitamin trong sữa, giảm giá trị dịnh dưỡng. Vì đun sữa bằng lửa nhỏ, thời gian đun kéo dài, chất dinh dưỡng trong sữa càng dễ bị oxy phá hoại. Cách làm khoa học là đun to lửa, khi sôi rút lửa ngay. Như vậy, vừa giữ được thành phần của sữa, lại vừa có hiệu quả sát trùng sữa. Đun sữa quá lâu Nhiều người cho rằng càng đun lâu thì càng sát trùng tốt. Điều này không đúng. Vì sữa giàu protein, khi bị nóng những hạt protein ở thể keo sẽ có biến chuyển rất lớn. Khi sữa ở 60 - 62 độ bắt đầu có hiện tượng mất nước, hạt protein từ dạng keo lỏng chuyển sang keo đặc và lắng xuống. Sữa bò còn chứa muối axit phốt-pho-ric không ổn định, nếu để nóng lâu, can-xi phốt-phoric mang tính axit sẽ trở thành can-xi phốt-pho-ric trung tính, lắng đọng lại khiến cho sữa mất giá trị sẵn có. Ngoài ra, khi đun sôi đến 100 độ thì đường trong sữa bắt đầu chảy nên sữa sẽ có màu nâu và dần phân giải thành axit lactic, đồng thời sản sinh ra axit formic, khiến sữa có vị chua, ảnh hưởng đến mùi vị sữa. Vì vậy, sữa chỉ nên đun sôi không nên đun lâu. Cho đường trước Khi đun sữa nếu đồng thời cho đường, nhìn bề ngoài thấy rất hợp vệ sinh nhưng thật ra là phản khoa học, vì trong sữa bò và đường có chứa lysine sẽ có phản ứng khi nhiệt độ cao, sinh ra lysine gốc glucose, chất này có hại cho cơ thể. Cách làm chính xác là sau khi đun sôi sữa để còn nóng già mới cho đường. Theo Dantri
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 4605/QÐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh. Quyết định này thay thế Quyết định số 339/QÐ-BYT ngày 31-1-2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị sốt rét.
Đến ngày 12/1, sau hai ngày được phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 - TPHCM do bị kính vỡ đâm, bệnh nhân Huỳnh Ky (SN 1958, ngụ quận 8 - TPHCM) đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần phục hồi.
(HBĐT) - Nằm trên địa bàn xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, trạm y tế xã Tân Minh đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các chương trình y tế Quốc gia, nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, thu dung cấp cứu, điều trị, góp phần chăm sóc, nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến ngày 10-1, ước tính 35 triệu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mẫu mới trong tổng số hơn 50 triệu thẻ vừa được in ấn và phát hành đã được chuyển đến các đối tượng tham gia. Số thẻ này tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước, người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế và nhóm cán bộ hưu trí, người có công với cách mạng, người tham gia BHYT tự nguyện.
Ngày 11-1, Văn phòng UBND TPHCM đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận yêu cầu Sở Y tế và hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM giải trình về vụ “điểm thấp được học, điểm cao bị bỏ qua” tại trường này trong đợt tuyển sinh hệ bác sĩ chuyên tu năm 2009.
Trước thông tin cúm H1N1 đã bị thổi phồng thành đại dịch và việc tiêm văcxin là không cần thiết, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn chiều nay cho biết: "Việt Nam sẽ tiếp tục nhận văcxin viện trợ từ WHO nhưng sẽ kiểm nghiệm chặt chẽ".