Thường ngày chúng ta sử dụng ốc làm thực phẩm để chế biến các món rất ngon. Bên cạnh đó ốc còn được sử dụng làm thuốc. Ốc nước ngọt còn gọi là ốc đồng, ốc vàng, danh oa. Theo quan niệm y học cổ truyền thịt ốc tính hàn, vị ngọt, thành phần chủ yếu là chất đạm, mỡ, cacbua hydrrat, canxi, photpho, sắt, các sinh tố B2, PP, A... Đông y dùng ốc luộc để chữa vàng da, phù thũng, bệnh gan, trĩ, ... Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khoẻ.

Sau đây là một số món ăn bổ dưỡng từ ốc:

- Ốc hấp lá gừng: Thịt ốc băm kỹ, trộn với giò sống, cuốn một vòng lá gừng non, nhồi vào vỏ ốc, hấp cách thuỷ. Sự kết hợp giữa tính hàn của ốc và tính nóng của gừng giúp duy trì sự cân bằng cho cơ thể, bồi bổ thêm nhiều chất dinh dưỡng, làm tăng cường sức khỏe bền lâu.

- Canh ốc bươu lá vang: ốc bươu 500g, lá vang 100g. Cho vào nồi nấu cùng ớt hiểm, khế chua. Nêm gia vị vừa ăn. Món ốc này là phương thuốc giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, khí huyết thông suốt.

Ốc hấp lá gừng

- Ốc nấu giả ba ba: Nấu như món ốc bung cùng thịt ba chỉ, chuối xanh, đậu phụ nướng, thêm tía tô... Có tác dụng làm ấm người, dưỡng huyết, bổ âm, ích vị, thông khí, chữa suy nhược cơ thể.

- Ốc bươu củ chuối: ốc bươu 1kg, thịt lợn ba chỉ 300g, mẻ chua 100g. Đậu rán 300g, củ chuối hột (chuối chát) non 300g, nghệ (giã, vắt nước), khế, bạc hà, hành, tỏi, gia vị lượng vừa đủ. Ngâm ốc cho ra hết nhớt, rửa sạch, khều lấy đầu, bỏ ruột. Thịt heo thái mỏng, ướp ốc và thịt với mẻ chua, nước nghệ. Bạc hà tước vỏ, thái lát, bóp muối. Củ chuối thái mỏng, ngâm nước cho hết nhựa. Phi thơm hành, tỏi cùng dầu ăn, đổ thịt ốc đã ướp vào xào săn. Cho bạc hà, thịt ba chỉ và ít nước dùng và nấu cho chín mềm. Sau cùng cho đậu rán vào trộn đều, nêm nếm vừa ăn. Món này ăn có tác dụng giải độc, hỗ trợ trị đái tháo đường (làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng), trừ thấp nhiệt,...

- Ốc bươu áp lửa: Ốc nấu chín trong nước; cây sả đập dập hòa gia vị, đổ nước hỗn hợp gia vị vào miệng ốc, nướng cạn trên bếp than hồng, giúp cho vị ốc dai giòn, thơm đậm, bổ dưỡng .

- Ốc xào rượu: Có thể xào ốc với khế, rượu, chấm với xì dầu trộn lẫn gừng băm nhỏ và mì chính. Nước ốc có lẫn rượu có thể trút ra cốc để uống cùng món nhắm. Món ốc này có tác dụng ích thận, tráng dương, thanh nhiệt, lợi tiểu.

- Giò ốc: Ốc luộc chín, khêu phần miệng, xào với tiêu, gừng, mì chính, mộc nhĩ, nấm hương và thịt thủ lợn, để nguội rồi gói trong khuôn sắt lót lá chuối. Giò ốc nén càng chặt càng ngon. Sau khi luộc giò, bỏ khuôn sắt, lại bó thanh giò bằng 8 thanh tre cật cho thật chặt.

Người xưa dùng giò ốc để trị chứng hoàng đản, thần kinh suy nhược, khí huyết không đủ, phù thũng, lao hạch...

Lưu ý:

Những người tỳ vị hư hàn (dạ dày bị đau, viêm loét), rối loạn tiêu hoá kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành... nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc. Ốc là vật chủ trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh cho người nên chỉ ăn ốc khi đã nấu chín hẳn. Tuyệt đối không dùng tái hay vắt chanh ăn sống.

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục