Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử” (đau bụng uống nhân sâm sẽ chết). Ngoài ra, không phải toàn bộ củ nhân sâm đều bổ dưỡng.

 

“Thượng phẩm” trong Đông y

 

Nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên trong 4 loại dược liệu quý của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có tên khoa học là (Panax ginseng C. A. Mey.), họ nhân sâm (Araliaceae), họ (ngũ gia bì). Trên thực tế do cách chế biến khác nhau, người ta có được các sản phẩm chế của nhân sâm khác nhau, như hồng sâm, bạch sâm, đại lực sâm...

 

Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng “bổ khí” với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí... Nhân sâm được dùng để  bổ khí, đặc biệt cho các trường hợp chân khí suy giảm, người mệt mỏi, vô lực, mới ốm dậy, trẻ em chậm lớn. Tăng cường sinh lý, tăng khả năng hồi phục cho mọi hoạt động cơ thể. Chống và giảm căng thẳng của hoạt động thần kinh, nâng cao sức bền trong hoạt động thể thao. Cải thiện hoạt động tuần hoàn khí huyết, điều hòa ổn định hệ tim mạch, nhất là các triệu chứng tim hồi hộp, loạn nhịp. Có lợi cho các trường hợp ho lao, viêm phế quản mạn tính, tiểu đường. Làm tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch, giúp cho chế độ làm việc dẻo dai hơn, tạo  điều kiện để tăng năng suất lao động.  Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp cơ thể vượt qua những thay đổi khắc nghiệt của môi trường. Hỗ trợ tích cực trong phòng và trị bệnh ung thư.

 

Người lớn, có thể dùng riêng, ngày 6 - 8g, dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: nhân sâm 8g; bạch truật, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 4-6g, ngày một thang, uống liền 2-3 tuần lễ.

 

Cũng có thể sử dụng dưới dạng rượu sâm (40g sâm, thái lát mỏng ngâm trong 1 lít rượu trắng 30-35  độ trong 3 - 4 tuần là có thể dùng được. Tiếp tục ngâm lần 2 với  0,5 lít rượu trong 2-3 tuần lễ nữa). Ngày có thể dùng  2 - 3  lần, mỗi lần 30 -50ml. Uống trước các bữa ăn, hoặc vào các  buổi tối. Với trẻ em gầy còm chậm lớn, yếu mệt, biếng ăn, có thể dùng với lượng nhỏ hơn, 2 - 4 g/ngày, dưới dạng thuốc hãm.

 

Lưu ý khi  sử dụng nhân sâm

 

Núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm). Để giữ được các hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho nhân sâm (giống như cái đầu người),  người ta đã giữ nó lại. Lô sâm, không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi, trước khi sử dụng.

 

Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên  mang tính  kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Vốn là, khi xưa đã có một thầy thuốc, sau khi cho một bệnh nhân uống nhân sâm, người bệnh  này đã bị tử vong. Vấn đề là ở chỗ người thầy thuốc này lại cứ cho rằng, ông ta không hề có một sai sót gì cả! Vì trước đó, ông đã từng đọc rất kỹ sách đã chỉ rõ: “Phúc thống phục nhân sâm...”, tức là “đau bụng uống nhân sâm...”. Đáng tiếc là, người thầy thuốc này đã chưa đọc hết hai chữ nữa ở trang sau: “tắc tử”, nghĩa là “ sẽ chết”.

 

Ngày nay, trên thực tế, nhiều người bị “đau bụng” do viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột co thắt, táo bón... vẫn dùng nhân sâm mà vẫn khỏe mạnh. Rõ ràng ở đây có sự hiểu khác nhau về khái niệm “phúc thống”. Qua kinh nghiệm thực tế, khái niệm “phúc thống” trong trường hợp chết người này là chỉ các triệu chứng đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng  ỉa chảy,  đầy bụng, trướng bụng..., nếu dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng, ngoài ra, những người cao huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm; những người hay mất ngủ tránh dùng sâm vào buổi chiều và buổi tối.

 

 

 

                                                                                    Theo DanTri

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục