Trong những ngày qua, do thời tiết diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhi được gia đình đưa đến khám tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2

Trong những ngày qua, do thời tiết diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhi được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Trong các loại dị ứng ở trẻ thì dị ứng đường hô hấp thường gặp nhất. Ở tình trạng này, trẻ mất khả năng cảm nhận mùi tạm thời, nhức đầu và mệt mỏi, mắt thâm quầng hoặc chảy nước mũi và thường đi kèm với bệnh viêm mũi dị ứng

Dị ứng thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, đầu hè hay mùa thu, đặc biệt là khi thời tiết diễn biến bất thường. Biểu hiện dị ứng thường gặp ở trẻ em là viêm mũi dị ứng, suyễn, phát ban và những vấn đề bất thường về da. Các bậc phụ huynh cần biết cách để giúp trẻ phòng tránh dị ứng, nhất là dị ứng đường hô hấp để không tái phát thường xuyên và gây hậu quả nặng hơn.

 

Nhiều nguyên nhân tiềm ẩn từ phòng ngủ


Trong các loại dị ứng ở trẻ thì dị ứng đường hô hấp thường gặp nhất. Dị ứng đường hô hấp xảy ra nhiều dạng với các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hay ngứa ngáy ở mũi làm cho trẻ cứ quệt mũi bằng tay. Ở trong tình trạng này, trẻ mất khả năng cảm nhận mùi tạm thời, nhức đầu và mệt mỏi, mắt thâm quầng hoặc chảy nước mũi và thường đi kèm với bệnh viêm mũi dị ứng.


Một trẻ bị dị ứng có thể ngủ ngáy và thức dậy với một cơn đau họng, thở bằng miệng và hay quệt mũi bằng tay. Những triệu chứng của dị ứng đường hô hấp thường giống với cảm cúm  thông thường nhưng tồn tại lâu hơn. Nguyên nhân phổ biến nhất là do những hạt bụi trong không khí bị ô nhiễm hoặc phấn hoa, côn trùng, nấm mốc trong nhà và lông thú.


Dị ứng thường di truyền trong gia đình, phổ biến nhất là tình trạng viêm mũi dị ứng. Cha mẹ bị viêm mũi dị ứng thì con cũng thường bị dị ứng. Viêm mũi dị ứng hình thành trong con người từ khi còn nhỏ nên có thể bộc phát ở bất kỳ độ tuổi nào. Các bậc phụ huynh có thể tìm ra nguyên nhân tình trạng dị ứng đường hô hấp ở trẻ bằng cách ghi nhận thời điểm xuất hiện của các triệu chứng, thường xảy ra vào cùng khoảng thời gian nào trong mỗi năm (mùa xuân, đầu hè hay mùa thu), có thể liên quan đến cây cỏ hay bụi phấn hoa.


 Cách phòng tránh 


Những dị ứng tồn tại dai dẳng thường do bụi bặm, nấm mốc trong nhà hay lông thú. Dị ứng với súc vật như chó mèo thì dễ phát hiện vì các triệu chứng sẽ biến mất khi trẻ tránh xa con vật

Cách phòng tránh tốt nhất là không cho trẻ chơi với đất và phấn hoa, tránh cho trẻ hít khói bếp, khói nhang. Không dùng thuốc xịt phòng, nước hoa, nhang muỗi, thuốc khử mùi, các loại hóa chất có thể gây dị ứng trong nhà. Người lớn không hút thuốc trong nhà để tránh cho trẻ ngửi phải khói thuốc.

 
Những trường hợp tìm ra nguyên nhân dị ứng và tránh xa những nguyên nhân này là biện pháp tốt nhất ngăn chặn sự tái xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Nếu các triệu chứng biểu hiện quanh năm và liên quan đến bụi thì nên lưu ý giữ phòng ngủ của trẻ càng sạch càng tốt vì đó là nơi trẻ ở nhiều nhất. Tránh sử dụng thảm trải nhà và các vật dụng trong nhà phủ vải vì chúng thường bám bụi. Tránh dùng mền gối bằng len. Thường xuyên giặt giũ drap giường, đồ dùng phòng ngủ bằng nước ấm.


Nếu các triệu chứng dị ứng biểu hiện quanh năm và trở nên tệ hơn vào lúc thời tiết mưa ẩm, trở lạnh thì có thể chúng liên quan đến nấm mốc, do đó, nên giữ nhà cửa thông thoáng và khô ráo. Có thể sử dụng máy điều hòa nhiệt độ để loại bỏ bào tử nấm trong không khí nhưng nhớ thường xuyên thay và làm sạch bộ phận lọc. Thường xuyên cọ rửa bề mặt phòng tắm và nhà bếp bằng chất tẩy rửa để chống lại sự sinh trưởng của nấm mốc.


Nếu những triệu chứng biểu hiện rõ ràng và có liên quan đến phấn hoa thì cửa ra vào và cửa sổ phải luôn đóng, đặc biệt là cửa phòng ngủ của trẻ vào ban đêm. Hạn chế trẻ đến những nơi có nhiều hoa. Chó mèo cũng có thể mang phấn hoa vào nhà nên nếu trẻ dị ứng với súc vật nuôi thì không nên cho chó, mèo vào phòng ngủ của trẻ. Tốt nhất là giúp trẻ tránh xa súc vật nuôi.

 

 

                                                                              Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục