Các loại kẹo không nguồn gốc bày bán công khai tại chợ Đồng Xuân.

Các loại kẹo không nguồn gốc bày bán công khai tại chợ Đồng Xuân.

Mỗi khi người dân hoang mang trước các thông tin về thực phẩm (TP) không an toàn, các cơ quan chức năng lại khuyến cáo người dân nên lựa chọn và sử dụng những loại TP có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Thế nhưng, trên thị trường, những loại TP có tên, có tuổi như vậy không nhiều.

Chợ đầu mối bán TP trôi nổi

Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra tại chợ Đồng Xuân, mở màn cho đợt ra quân kiểm tra rầm rộ phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần với kết quả rất đáng ngạc nhiên. Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối tiêu thụ các mặt hàng lớn nhất miền Bắc mới chỉ có 42/155 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Lý do là vì các cơ sở kinh doanh không thể hoàn thành hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

Theo bác sĩ Ngô Thị Thu Hương - Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm - có cửa hàng có 15 mặt hàng, theo quy định, chủ cửa hàng phải có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ của 15 mặt hàng, nhưng thường họ chỉ xuất trình được khoảng 7-8 mặt hàng. Còn lại đều không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Theo các chủ cơ sở kinh doanh tại chợ, không phải họ mua bán hàng không có nguồn gốc, mà là không có đủ giấy tờ để chứng minh cho nguồn gốc đó. Các hộ kinh doanh mặt hàng khô, bánh, kẹo, mứt, hạt,... lấy hàng nhập lậu từ Trung Quốc thì làm sao có được hoá đơn để chứng minh nguồn gốc.

Điều lạ là chính những người làm công tác thanh - kiểm tra từ quận đến thành phố lại chấp nhận lời giải thích này. Chính vì thế, các mặt hàng TP trôi nổi vẫn có cơ hội tràn lan tại chợ đầu mối rồi tiếp tục đi khắp các địa phương trong cả nước.

Cấp giấy chứng nhận để làm vì


Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm - cơ quan có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các hộ kinh doanh tại chợ Đồng Xuân - cho rằng, dù mới có khoảng 30% số hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận, nhưng trong quá trình kinh doanh buôn bán, tất cả các cơ sở kinh doanh tại chợ đã phải ký cam kết đảm bảo các điều kiện quy định về VSATTP, tuân thủ đúng quy định về việc khám sức khỏe và tập huấn về công tác VSATTP.
 
Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm cho rằng: "VSATTP là một lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến đời sống của con người, nên không thể cấp chứng nhận bừa bãi, nếu chỉ chạy theo thành tích mà cấp cho đủ thì sẽ không đảm bảo chất lượng". Thế nhưng, các cơ sở dù chưa được cấp giấy chứng nhận vẫn kinh doanh những loại TP trôi nổi không nguồn gốc mà không bị cơ quan chức năng nào xử phạt. Và như vậy, việc cấp giấy chứng nhận sẽ chẳng còn ý nghĩa.

Về quản lý, kiểm soát các TP không nguồn gốc, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm vẫn chưa có biện pháp mạnh mà vẫn chỉ là thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở. Trong thời gian tới, Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm sẽ phối hợp với Cty cổ phần chợ Đồng Xuân yêu cầu các hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP nên dán tại các quầy hàng, còn hộ nào chưa có giấy chứng nhận cũng phải treo biển chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận tại cửa hàng để người tiêu dùng lựa chọn khi mua TP.

Hiện Hà Nội có hàng nghìn cơ sở, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, chợ và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, nhưng chỉ có 55% số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Với tình hình này thì TP không nguồn gốc còn tiếp tục tràn lan.

 

                                                        Theo LĐ

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục