Một trường hợp nhiễm HIV tử vong có liên quan cúm A (H1N1)
ND - Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) ngày 29-1, thông báo về tình hình dịch tiêu chảy cấp tại An Giang và cúm A (H5N1) ở người tại Hà Tĩnh. Theo đó, từ ngày 19 đến 28-1 đã có 45 trường hợp tiêu chảy cấp phải nhập viện, hầu hết các trường hợp này được điều trị tại Bệnh viện Ða khoa huyện An Phú (An Giang).
Kết quả xét nghiệm ban đầu xác định có bảy trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả. Ðiều tra dịch tễ cho thấy, cả bảy trường hợp dương tính này đều sinh sống ở tỉnh Tà Keo và tỉnh Cần Ðan (Cam-pu-chia), sau khi nhiễm bệnh đã sang Việt Nam (tỉnh An Giang) để điều trị. Cục đã chỉ đạo ngành y tế địa phương tiến hành điều tra, giám sát và xử lý triệt để các ổ dịch đầu tiên, tuyên truyền cho người dân các biện pháp chủ động để phòng, chống dịch.
Bộ Y tế nhấn mạnh, bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả và bệnh cúm A (H5N1) ở người là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Ðể chủ động phòng, chống dịch, bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần, Cục Y tế dự phòng và Môi trường khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, thực hiện bốn khuyến cáo phòng, chống bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tại cộng đồng. Trong vùng có dịch, các gia đình không nên tổ chức ăn uống đông người khi không thật sự cần thiết. Thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và sử dụng nước sạch để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý kịp thời. Không vận chuyển, mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc, nhất là tại các khu vực có ổ dịch cúm trên gia cầm; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà-phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan đến cúm gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
* Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) ngày 29-1 cũng xác nhận thêm một trường hợp tử vong do cúm A (H1N1) ở TP Hạ Long (Quảng Ninh). Người bệnh có tiền sử phát hiện nhiễm vi-rút HIV từ tháng 3-2003 được theo dõi và điều trị thuốc kháng vi-rút từ tháng 4-2009, điều trị nhiễm trùng cơ hội: Lao phổi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư. Tuy được cách ly, điều trị cúm theo phác đồ của Bộ Y tế ban hành, được dùng kháng sinh, hỗ trợ tim mạch, hô hấp, an thần nhưng tình trạng bệnh vẫn diễn biến nặng lên phải đặt ống nội khí quản và thở máy. Tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện, hôn mê sâu, không đáp ứng với thuốc vận mạch, nhịp tim chậm, huyết áp khó đo và tử vong. Chẩn đoán lúc tử vong: Cúm A (H1N1) dương tính/viêm phổi nặng/suy đa tạng/HIV-AIDS. Như vậy, đến nay cả nước ghi nhận 11.166 trường hợp dương tính với cúm A (H1N1), trong đó có 57 trường hợp tử vong.
Theo ND
Nền nhà sản xuất nhớp nhúa, bí đã gọt vỏ nằm lăn lóc trên nền đất, các thùng mứt nguyên liệu được ngâm trong những thùng chứa cáu bẩn, ngay bên trên là la liệt quần áo của công nhân đang phơi...
(HBĐT) - Ngày 28/1, Hội CTĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác CTĐ và hiến máu tình nguyện năm 2009. Đồng chí Bùi Văn Cửu , Phó Chủ tịch UBND đã tới dự.
(HBĐT) - Vào thời điểm tháng 8/2009, huyện Lạc Thuỷ xuất hiện ca mắc cúm A/H1N1 đầu tiên. Cũng trong thời gian đó, địa bàn huyện tiếp tục có những ca sốt vi rút nghi cúm A/H1N1 với tổng số 37 ca được chẩn đoán và điều trị cúm A/H1N1, trong đó 29/37 ca làm xét nghiệm. 2 ca dương tính với cúm A/H1N1, 8 trường hợp có tiếp xúc và nghi ngờ.
Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, mở màn cho đợt ra quân kiểm tra rầm rộ phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần. Trong chợ, hàng hóa phục vụ Tết từ bánh kẹo, mứt, ô mai cho đến các sản phẩm đồ khô như tôm, cá, măng, mộc nhĩ, nấm hương... đầy ắp, phần lớn tăng giá khoảng 10% nhưng sức mua giảm hẳn so với năm trước.
Rotavirus là tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thường gặp nhất trong mùa đông, chủ yếu lây lan qua đường phân - miệng. Tiêu chảy cấp do rotavirus dễ lây lan vì lượng virus thải ra trong phân rất lớn, hơn nữa rotavirus lại sống được trong môi trường tự nhiên như trên các bề mặt tiếp xúc của đồ chơi, mặt bàn ghế, trong nước và trên da...
Điều quan trọng nhất mà bạn cần nắm chắc, hiểu rõ và tin tưởng là: Tất cả các bác sĩ đều muốn làm những gì tốt nhất cho bệnh nhân của mình còn các nguy cơ nếu xảy ra là sự không tránh khỏi và không ai mong muốn. Trong trường hợp nếu các nguy cơ xảy ra, bạn cần trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cải thiện tình trạng của mình.