Luyện tập mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ. Để đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện, bạn nên lưu ý những điều dưới đây.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên

Cho dù bạn đã có thói quen tập luyện đều đặn từ lúc trước khi mang thai thì vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem bài tập nào là phù hợp, bài tập nào gây nguy hiểm. Nếu chưa luyện tập trước đó, cũng nên trao đổi với bác sĩ để chọn những bài tập dành cho người mới bắt đầu.

Ăn uống đủ chất

Lượng calo cần tăng thêm mỗi ngày trong suốt quãng thời gian mang bầu là 300 -500Kcal. Nên duy trì chế độ dinh dưỡng này, nhất là khi luyện tập. Nó sẽ giúp bạn không bị mất sức và luôn khỏe mạnh.

 Ảnh minh họa

Tránh những hoạt động thể thao nguy hiểm

Những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh và thiếu sự cân bằng như: cưỡi ngựa, trượt tuyết, đua xe đạp… sẽ bị cấm khi mang bầu. Bạn chỉ nên tuân thủ đúng lịch trình và những bộ môn dành cho bà bầu.

Trang phục phù hợp

Nên chọn những loại trang phục rộng rãi, dễ thở trong quá trình tập luyện. Lúc mới khởi động, bạn nên mặc thêm một chiếc áo khoác mỏng bên ngoài. Khi đã làm nóng cơ thể, bạn mới nên cởi bỏ chiếc áo này. Bởi vì, khi mang thai, thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn bình thường. Do đó, nếu chủ quan (ăn mặc phong phanh), bạn dễ bị nhiễm lạnh. Bạn cũng nên chọn loại áo lót rộng rãi hơn, đi kèm với đôi giày tập phù hợp với kích cỡ bàn chân, giúp bạn nâng đỡ cơ thể. Những đôi giày tập nên được thay đổi size, nhất là trong giai đoạn bạn có dấu hiệu bị phù ở chân.

Làm ấm cơ thể (khởi động)

 Làm ấm cơ thể là bước bạn chuẩn bị cho cơ bắp và nhịp tim quen dần với quá trình luyện tập sau đó. Nếu bỏ qua bước này (nhảy luôn vào phần chính trước khi cơ thể có dấu hiệu sẵn sàng), sẽ khiến các cơ bắp bị kéo căng đột ngột. Kết quả là bạn dễ bị đau và căng cơ hơn.

Uống nhiều nước

Có thể uống nước lọc trước, trong và sau quá trình luyện tập. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất nước - nguyên nhân của những cơn co bóp dạ con, thân nhiệt tăng. Không có chuẩn mức chính xác nào về việc thai phụ nên dùng bao nhiêu nước. Tuy nhiên, nên uống một tách (loại dùng để uống trà) nước lọc trước lúc tập luyện; 1 tách sau mỗi 20 phút tập và 1 tách kết thúc buổi tập. Nếu trời nóng hoặc bạn thấy khát nhiều, có thể tăng khối lượng nước uống.

Tránh những động tác nằm duỗi thẳng lưng

Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Động tác này sẽ gây áp lực lên động mạch chủ bụng, ngăn cản máu từ não mẹ vận chuyển vào bào thai. Đồng thời, nó cũng khiến bạn bị hoa mắt, xuất hiện những cơn thở ngắn và buồn nôn. Nên đặt một chiếc gối nhỏ dưới hông hoặc mông khi nằm ngửa. Nên di chuyển Những động tác ngồi hoặc đứng lâu theo tư thế của Yoga có thể làm giảm sự tuần hoàn máu từ cơ thể mẹ vào thai nhi. Nó cũng khiến máu bị dồn ở chân và khiến bạn bị chóng mặt. Tốt nhất, không nên quá lạm dụng các bài Yoga khi mang thai. Bạn nên thay đổi vị trí tập bằng cách đi bộ nhẹ nhàng xung quanh chỗ tập trong ít phút.

Không nên tập quá sức

Nên tránh việc tập luyện quá mức đến nỗi kiệt sức. Nếu cảm thấy đau, khó thở thì nên ngừng tập ngay lập tức.

Không nên tập luyện trong môi trường nóng bức

Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, thời gian mà các cơ quan chính trong cơ thể bé phát triển. Dù chưa có kết luận chính thức trên cơ thể người nhưng một số nghiên cứu chứng minh, môi trường quá nóng có thể gây dị tật trên bào thai động vật. Dấu hiệu nóng bức thường khác nhau với từng thai phụ nhưng bạn nên chú ý khi có các triệu chứng sau: đổ mồ hôi quá nhiều; cảm thấy nóng bức, ngột ngạt; bị hoa mắt, thở dốc… Với những ngày trời nóng, nên tránh tập luyện ngoài trời, nên tập trong phòng mát mẻ (có thể có điều hòa nhiệt độ).

Thay đổi động tác một cách từ từ

Khi bụng bầu lớn, bạn càng khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Đó là lý do vì sao nên đặc biệt cẩn thận khi thay đổi vị trí luyện tập. Thao tác quá nhanh sẽ khiến bạn bị chóng mặt, dễ bị ngã.

Đi dạo sau giờ làm

Cuối giờ làm, nên dành khoảng 15 phút dạo bộ quanh khu vực gần nơi làm việc. Cách này giúp cung cấp thêm oxy và sảng khoái hơn sau một ngày làm việc căng thẳng.

Duy trì thói quen tập luyện

Nên tập luyện theo lịch trình đều đặn. Các chuyên gia về sức khỏe Hoa Kỳ gợi ý, bạn có thể tập khoảng 30 phút mỗi ngày và nên duy trì nó thường xuyên.

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục