Là con người ai cũng có lòng thương cảm và đó là tính thiện của nhân loại. Người thầy thuốc hàng ngày đứng trước những sinh mạng, những số phận, những hoàn cảnh bi thương cụ thể lại càng giàu lòng thương cảm. Lòng thương cảm chỉ được giải toả khi người thương cảm giúp đỡ được người đang trong hoàn cảnh khó khăn. Nếu không, lòng thương cảm sẽ vẫn là hòn đá đeo nặng suy tư trong lòng người. Trong tình hình thực tế hiện nay, có lẽ người thầy thuốc khó giải tỏa được "hòn đá thương cảm" trong lòng mình nhất, khi mà lương thầy thuốc quá thấp, lo cho gia đình chưa đủ làm sao thể hiện lòng thương cảm...
Y tế cũng là một dịch vụ về sức khỏe suy cho cùng cũng là một loại hàng hóa - hàng hóa đặc biệt. Thế nhưng trong lĩnh vực "sửa chữa sức khỏe" này lại không giống các loại dịch vụ khác nghĩa là khách hàng tùy túi tiền của mình để đem hàng đi sửa. Chưa có ai yêu cầu chỉ chữa 1/3 bệnh vì tiền chỉ có thế. Một người bất ngờ bị tai nạn được đưa đến bệnh viện nhưng trong túi không có tiền liệu bác sĩ có như người bán hàng tuyên bố không tiền thì không chữa? Không lẽ bác sĩ đang tâm nhìn bệnh nhân tử vong khi tình trạng bệnh là có thể cứu được... Thậm chí có nhiều trường hợp bệnh nhân nặng được đưa vào bệnh viện rồi người nhà bệnh nhân bỏ về phó mặc cho bác sĩ, cho bệnh viện. Không thể không cứu chữa cho bệnh nhân nhưng cứu được bệnh nhân rồi bác sĩ và bệnh viện mắc nợ. Bác sĩ thương cảm bệnh nhân đến mấy nhưng làm sao giúp được tất cả bệnh nhân khi ngân sách đầu tư cho y tế có hạn, bản thân thu nhập của bác sĩ không nhiều, một số bệnh nhân sau khi được điều trị khỏi đã trốn viện mà không thanh toán viện phí, gánh nặng ấy lại đè lên vai thầy thuốc. Ấy là chưa kể thầy thuốc cũng là một con người trong xã hội, cũng có con đi học, cũng có lúc xin chứng nhận giấy tờ, cũng có lúc phải đi nhờ vả...
Với thiên chức của mình, thầy thuốc liên tục phải day dứt nhiều nhất khi hàng ngày luôn phải giáp mặt với sự nghèo khó của đồng loại cộng thêm nỗi day dứt của con người thường nhật khi lương tháng chưa đủ nuôi con, "tái sản xuất". Chưa nói lương thầy thuốc cần tạm đủ so với mặt bằng thu nhập của xã hội, chỉ so với "thầy" khác là thầy giáo đứng lớp được thêm 50% lương trong khi thầy thuốc đứng bên bàn mổ, giường bệnh lại không có % nào đã thấy sự bất cập, thiếu công bằng. So sánh trên không phải là sự suy bì mà là thái độ xã hội trước nhận biết, đánh giá giá trị cống hiến của người thầy thuốc.
Đất nước còn khó khăn, khoảng cách giầu nghèo trong xã hội ngày càng lớn khiến một bộ phận dân chúng bực bội khi phải đến bệnh viện. Nỗi bực bội mang tính xã hội này khi gặp thầy thuốc có thể chữa được mà không chữa (có thể tư vấn miễn phí nhưng thuốc thang, máy móc, tiếp máu, giường bệnh... miễn phí sao được trong cơ chế thị trường) thì thành giọt nước tràn ly và thầy thuốc lãnh đủ.
Chúng ta vẫn nói có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ là gốc của xã hội thế nhưng hình như việc làm chưa tương xứng.Các doanh nghiệp đầu tư cho bóng đá mỗi năm hàng chục tỷ đồng liệu có thể dành phần trăm cho y tế để cứu giúp những người đang gặp nạn. Những đại gia có thể quảng cáo doanh nghiệp mình qua việc “nuôi” các đội bóng đá vậy sao không thể quảng cáo tại bệnh viện, đỡ đầu cho bệnh nhân nghèo khó tại từng bệnh viện cụ thể. Những vụ tham nhũng nếu không phát hiện ra thì coi như không bị mất nhưng nếu phát hiện ra thì tiền thu được cũng có thể coi như không có để cho vào quỹ khám chữa bệnh?
Nếu như chúng ta phát động một cuộc vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân lập ra quỹ khám chữa bệnh ở các bệnh viện, các tỉnh thành chắc sẽ được sự hưởng ứng của toàn dân. Giúp bệnh nhân nghèo cũng là chia sẻ những day dứt của người thầy thuốc khi lực bất tòng tâm trước những hoàn cảnh khó khăn. Có vậy, lương tâm thầy thuốc được thanh thản. Bên cạnh đó, thiết nghĩ cũng cần có chế độ lương, thưởng, bồi dưỡng xứng đáng cho đội ngũ thầy thuốc. Vấn đề không hẳn chỉ là thu nhập mà lớn hơn là lẽ công bằng, là thái độ xã hội đối với công việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Theo Báo SKĐS
Mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn những điều tốt nhất cho con cái. Dưới đây là những mẹo giúp bảo vệ bé yêu trước môi trường sống ngày càng ô nhiễm.
Trong đại đa số trường hợp, người cao tuổi (NCT) thường bị tăng huyết áp. Đây là nguy cơ lớn dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có người lại rơi vào tình trạng huyết áp thấp. Ở người trẻ, có thể điều này ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đối với NCT thì điều này rất cần phải chú ý.
Bệnh đau vai gáy xuất hiện một cách thất thường, nhiều trường hợp bỗng dưng sau khi ngồi dậy, sau một đêm ngủ dậy thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau vùng vai, gáy nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi các cánh tay, cẳng tay và ngón tay rất khó chịu. Triệu chứng đau nhức vai, gáy kéo dài trong nhiều ngày thậm chí trong nhiều tháng, cá biệt có trường hợp đau lan xuống hông, sườn hoặc thiếu máu cơ tim do chèn ép các mạch máu rất nguy hiểm.
Trong thiên nhiên, một số loài sinh vật có chứa chất kịch độc, có thể gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của con người. Thế nhưng với tài trí của các nhà y học, nhiều trong số chất độc này đã “cải tà quy chính” trở thành thuốc chữa những chứng bệnh nan y, cứu người.
Trám trắng còn gọi là: Thanh quả, cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi. Tên khoa học: Canarium album (Lour.) Raeusch, họ Trám (Burseraceae).
Nghiện thuốc lá là một thói quen xấu và theo nhiều nghiên cứu thì khoảng 90% những người nghiện thuốc bắt đầu hình thành thói quen này từ khi còn ở lứa tuổi thiếu niên.