Người dân được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ

Người dân được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ

( HBĐT) - LTS: Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2010), Phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Khánh, Phó Giám đốc Sở Y tế về những kết quả đạt được tỏng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh.

 

PV: Xin ông cho biết đôi nét về lịch sử ra đời và ý nghĩa của ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Ông Trần Quang Khánh: Vào ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn 3 điều: “Trước hết là phải thật thà, đoàn kết - Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích”. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.  Điều thứ hai là Thương yêu người bệnh - Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng. Điều thứ ba Bác dặn là xây dựng một nền y học của ta - Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”.

PV: Ngành y tế tỉnh ta đã nhận thức và thực hiện lời nhắn nhủ trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

Ông Trần Quang Khánh: Bác Hồ luôn luôn quan tâm tới sức khoẻ của đồng bào. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng Tháng tám thành công. Bác Hồ đã căn dặn “ Mỗi ng­ười dân khoẻ thì cả nư­ớc khoẻ” và “ Luyện tập thể dục, bồi dư­ỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi ng­ười dân yêu nư­ớc”. Để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tốt, Bác Hồ căn dặn cán bộ y tế “ Thư­ơng yêu ng­ười bệnh như­ anh em ruột thịt”. Trong những năm qua, ghi sâu 3 điều Bác Hồ căn dặn, ngành y tế tỉnh đã đoàn kết, quyết tâm và nỗ lực thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lời Bác Hồ dạy đã định hư­ớng giá trị cho mỗi cán bộ y tế, là phư­ơng châm và khẩu hiệu hành động “ L­ương y phải như­ từ mẫu”. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, đội ngũ cán bộ y tế tỉnh ta vư­ợt lên trên mọi khó khăn, phát huy tính năng động sáng tạo, tận tụy chăm sóc và cứu chữa mang lại sức khoẻ cho ng­ười bệnh và hạnh phúc cho gia đình họ. Đạo đức của ng­ười cán bộ y tế được cụ thể hoá bằng 12 điều y đức, 10 điều dư­ợc đức và 9 điều y huấn cách ngôn của Hải Th­ượng Lãn Ông. Trên mọi lĩnh vực công tác, ở bất kỳ vị trí nào ng­ười cán bộ y tế cũng học tập và làm theo những điều y đức, coi đó­ là kim chỉ nam cho mọi hành động, từ đó vư­ơn lên xứng đáng với niềm mong đợi của ngư­ời dân. Đặc biệt, các cơ sở y tế, cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh đã thực hiện tốt việc khám chữa bệnh Đông, Tây y kết hợp, 14 bệnh viện đều có khoa Đông y. Các trạm y tế xã, phường đảm bảo 20% khám chữa bệnh bằng Đông, Tây y kết hợp, sử dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị giúp cho người dân giảm bớt chi phí y tế, tránh những tai biến do sử dụng thuốc gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh.

Năm 2009 là năm kinh tế - xã hội có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục tác động mạnh đến kinh tế xã hội cả n­ước nói chung và ngành y tế nói riêng. Tình hình dịch bệnh cũng diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt sự xuất hiện của đại dịch cúm A (H1N1) ở ngư­ời, dịch sởi cũng bùng phát ở nhiều địa phư­ơng trong tỉnh. Thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân. Như­ng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCNVC, công tác y tế thu đư­ợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Khi có dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh, ngành đã chủ động chỉ đạo công tác phòng chống dịch từ tỉnh đến xã, ph­ường, thị trấn, chuẩn bị tốt về hậu cần, thuốc và vật tư­ y tế, kinh phí, nhân lực. Thành lập ban chỉ đạo 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), thành lập đội cơ động phòng chống dịch, tổ chức điều tra dịch tễ, tẩy uế, xử lý chất thải, xử lý phân, n­ước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm... nên đã nhanh chóng bao vây, khoanh vùng và dập tắt dịch bệnh, không để lan rộng trong cộng đồng. Mạng l­ưới khám chữa bệnh tiếp tục đ­ược quan tâm đầu t­ư từ tuyến cơ sở đến tỉnh, huyện, tập trung vào nâng cấp cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực y tế thông qua đề án 47 của Chính phủ, các Dự án hỗ trợ của Tổ chức JICA (Nhật Bản), Dự án hợp tác Việt – Bỉ, Dự án UNFPA… Trong năm 2009, có 8 bệnh viện đư­ợc Bộ Y tế công nhận đạt danh hiệu “ Bệnh viện xuất sắc toàn diện” trong tổng số 334 bệnh viện trên cả nư­ớc. Hệ thống các Công ty d­ược đảm bảo cung ứng đủ thuốc đạt chất lư­ợng, giá cả phù hợp, sử dụng thuốc an toàn hiệu quả cho nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chuẩn bị đầy đủ nguồn thuốc, dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác phòng chống dịch cúm A H1N1, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Tăng c­ường công tác phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng Qua kiểm tra trên thị trư­ờng thuốc toàn tỉnh ch­ưa phát hiện thấy thuốc giả lưu hành. Các ch­ương trình mục tiêu Quốc gia đều hoàn thành v­ợt mức chỉ tiêu được giao, duy trì mức tăng dân số tự nhiên 1,07%, giảm tỷ lệ sinh 0,3‰. 

PV: Xin ông cho biết những định hướng phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh trong năm 2010?

Ông Trần Quang Khánh: Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực là mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế năm 2010 và những năm tiếp theo. Ngành phấn đấu để mọi người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện và sử sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.

Lĩnh vực y tế dự phòng chủ động và tập trung phòng dịch, không để dịch lớn xảy ra, đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát dịch tễ, phát hiện sớm, kịp thời bao vây, dập dịch, không để bùng phát thành dịch. Các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục duy trì đạt và vượt chỉ tiêu được giao như phòng chống sốt rét, lao, phong, tâm thần, TCMR, VSATTP, sốt xuất huyết, bướu cổ, SDDTE, HIV/AIDS, dân số/KHHGĐ. Lĩnh vực khám chữa bệnh thực hiện chủ động phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng như tim mạch, ung thư, tai nạn thương tích, tiểu đường, tâm thần, ngộ độc. Thực hiện công bằng, hiệu quả trong việc tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt dịch vụ khám, chữa bệnh. Tăng cường các hoạt động của ngành để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở tất cả các tuyến trong lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, khám chữa bệnh không thu tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong phát triển nguồn nhân lực ưu tiên tăng cường công tác đào tạo theo địa chỉ với bác sỹ tuyến xã cũng như các loại hình dược sỹ, hộ sinh trung học..., đào tạo cán bộ chuyên môn có trình độ sau đại học và trình độ cao hơn, nâng cao trình độ chính trị, trình độ quản lý các cấp đảm bảo tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực dược phẩm, cung cấp đủ thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

PV: Xin cảm ơn ông.

                                                                  Bùi Minh

                                                               (Thực hiện)

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục