Nghiện thuốc lá là một thói quen xấu và theo nhiều nghiên cứu thì khoảng 90% những người nghiện thuốc bắt đầu hình thành thói quen này từ khi còn ở lứa tuổi thiếu niên.

Thuốc lá nguy hiểm đến sức khoẻ và nó là căn nguyên gây ra nhiều bệnh như các bệnh ung thư, bệnh lý tim mạch, bệnh về phổi. Hút thuốc lá còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình thức bên ngoài, làm cho răng đen xỉn, môi thâm, hơi thở hôi... làm giảm đi sự hấp dẫn về hình thức. Vì vậy cha mẹ cần  giúp trẻ hiểu được những nguy hiểm của thuốc lá. Những loại kẹo nhai có chứa nicotin có thể giúp cho trẻ tránh được thói quen thiếu lành mạnh này.

Làm thế nào để cho trẻ tránh thói quen hút thuốc lá?

Cha mẹ nên giúp đỡ trẻ nhận ra được sự nguy hiểm của thuốc lá và tránh cho trẻ khỏi thói quen này.

 Người lớn hút thuốc vô tình làm tổn thương cả về thực thể và nhân cách của trẻ.

Trẻ có thể bắt đầu hút thuốc lá vì rất nhiều lý do khác nhau, nhất là ở  trẻ tuổi vị thành niên. Do đua đòi bạn bè, hoặc để có vẻ như là người lớn hơn, để tạo cảm giác là mình trưởng thành, độc lập, hoặc bắt chước một thần tượng nào đó trên phim ảnh, do mong muốn thể hiện mình là người đàn ông cứng cỏi, hoặc thể hiện mình là một người lạnh lùng. Theo sự phát triển tâm lý lứa tuổi trẻ dễ có thói quen hút thuốc lá. Và một điều bạn nên nhớ là việc hình thành thói quen nghiện thuốc lá có thể bắt đầu ngay từ những ngày đầu trẻ thử hút, vì vậy cha mẹ phải giúp trẻ tránh khỏi việc thử hút thuốc bằng cách:

- Trao đổi với trẻ một cách cởi mở để tạo cho trẻ cảm giác sợ bị trừng phạt hoặc phán xét khi trẻ thử hút thuốc.

- Nhấn mạnh để trẻ hiểu và làm những việc tốt hơn là những việc xấu, hình thành cho trẻ lòng tự tin là cách tốt nhất để trẻ có thể bảo vệ mình khỏi áp lực của bạn bè trong nhóm.

- Khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động như thể thao, âm nhạc, vui chơi, giải trí hơn là tham gia tụ tập nhóm để hút thuốc lá.

- Thể hiện cho trẻ rằng bạn đánh giá cao quan điểm và ý kiến của trẻ.

- Một điều quan trọng là nói với trẻ về những nguy hiểm của thuốc lá khi sử dụng kéo dài.

- Hỏi xem trẻ thấy hút thuốc lá có lợi và có hại gì theo quan điểm của trẻ và bạn phải kiên trì nghe trẻ nói.

- Bạn đọc sách, xem tivi và có thể cho trẻ đi dạo chơi cùng bạn, so sánh những hình ảnh trong phim với thực tế và phân tích cho trẻ thấy những nhân vật trong phim chỉ là tưởng tượng mà thôi, không phải thực tế.

- Trao đổi, bàn bạc với trẻ về cách phải đối phó với những áp lực từ phía bạn bè khi cả nhóm bạn rủ hút thuốc.

- Bạn giải thích cho trẻ thấy rằng thuốc lá ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ như thế nào? Làm thế nào để trẻ có tiền để mua thuốc lá?

- Đưa ra những nguyên tắc rõ ràng để loại bỏ việc hút thuốc lá trong nhà và giải thích rõ tại sao: hút thuốc lá tạo mùi rất khó chịu, tạo cảm xúc xấu và nó không tốt cho sức khoẻ của mọi người.

Nếu con bạn đã hút thuốc lá, bạn phải làm gì?

Thường rất khó khăn khi bắt trẻ bỏ thuốc lá, trẻ có thể trở nên tức giận nhưng bạn cần phải cố gắng trò chuyện với trẻ. Dưới đây là một vài gợi ý có thể giúp bạn tốt hơn trong việc khuyên bảo trẻ:

- Cần kiềm chế không được biến những lời giải thích hay giảng giải của bạn thành những bài lên lớp, quở mắng đối với trẻ.

- Có thể trẻ không có khả năng đánh giá hết được hành vi của trẻ sẽ ảnh hưởng đến tương lai như thế nào, vì vậy bạn phải nói một cách thẳng thắn về tác hại của hút thuốc lá.

- Bạn đưa ra những quy định nghiêm ngặt về hút thuốc lá, không để cho trẻ hút thuốc trong nhà bạn.

- Cố gắng không nên la mắng trẻ. Và bạn hãy để trẻ thoải mái khi quyết định bỏ thuốc lá.

- Giúp trẻ hình thành một kế hoạch bỏ thuốc lá và nhấn mạnh với trẻ để động viên trẻ với những sự động viên khen thưởng của bạn.

Nếu bạn hút thuốc lá thì bạn phải làm gì?

Nếu bạn hút thuốc thì trẻ sẽ dễ dàng nhận thấy sự mẫu thuẫn giữa những gì cha mẹ nói và những gì cha mẹ chúng làm.  Trẻ thường có ý rằng khi chúng lớn lên chúng mong muốn được trở thành những mẫu hình như cha mẹ chúng bây giờ. Vì vậy bạn cần phải làm gì khi chính bạn là người hút thuốc?

Trước tiên, bạn phải thừa nhận với trẻ rằng bạn đã phạm phải một lỗi khi bắt đầu hút thuốc và nếu có cơ hội để làm lại từ đầu thì bạn sẽ không bao giờ hút thuốc.

Điều thứ hai, từ bỏ thuốc lá không phải đơn giản và nó cần phải có nỗ lực và cần có sự giúp đỡ theo một chương trình. Nhưng con bạn sẽ cảm thấy có một sự động viên khuyến khích hơn nếu bạn vượt qua được nghiện ngập thuốc lá.

                                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục