Ở nước ta, sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, tuy nhiên sởi vẫn còn là lo lắng chung của nền y học nước nhà, nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, vì dịch bệnh vẫn được được khống chế, số người nhiễm sởi hàng năm vẫn còn nhiều, biến chứng do bệnh còn cao. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt bệnh dễ phát thành dịch nhất là giai đoạn sau Tết.

Con đường truyền bệnh

Bệnh sởi do virus có tên khoa học là Morbillivirus họ Paramyxo-viridae gây nên, bệnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới, xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều nhất là vào mùa xuân, bệnh dễ lây và bùng phát thành dịch, theo chu kỳ 2 - 4 năm một lần. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là 2 - 6 tuổi, trẻ em mới sinh đến 6 tháng tuổi ít khi mắc bệnh vì thường có kháng thể của mẹ truyền qua nhau lúc mang thai, sau đó kháng thể đó sẽ giảm dần và mắc bệnh nếu không được tiêm chủng. Virus sởi được phát tán và lan truyền ra ngoài theo không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, từ đó lây cho người khác, virus theo những giọt nước bọt li ti lơ lửng trong không khí, người lành hít phải không khí có virus, sau đó xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và gây bệnh.

 Tiêm phòng cho trẻ. Ảnh minh họa

Triệu chứng biểu hiện

Bệnh sởi thường khởi đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như: ho, hắt hơi, sổ mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Sau đó 2 - 4 ngày, người bệnh thường có sốt cao 39 - 400C, kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau mình mẩy và đau cơ khớp, đồng thời ở niêm mạc má gần răng hàm xuất hiện những nốt có màu đỏ, ở giữa hơi xanh hoặc trắng, to bằng đầu ghim, được các nhà y học gọi là dấu hiệu Koplik, một dấu hiệu đặc hiệu trong bệnh sởi, dấu hiệu này thường biến mất nhanh trong vòng 24 giờ. Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa như: khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy, phân lỏng và số lượng ít. Sau đó là thời kỳ mọc sởi, đa số ban xuất hiện ở sau tai rồi lan dần đến mặt, cổ, lưng, bụng và chân - tay; sau 48 - 72 giờ thì ban mọc khắp người, ban mọc dày nhất ở những vùng da hay cọ xát; ban có màu hồng nhạt, ấn vào biến mất và có khuynh hướng dính kết lại, nhưng xen kẽ có những vùng da lành không có phát ban. Trong các thể nhẹ, ban thưa thớt, không mọc đến chân; trong trường hợp nặng, ban dày gần như toàn bộ da bị che kín, ngay cả bàn tay bàn chân.

Biến chứng thường gặp

Diễn tiến của sởi thường là lành tính, phục hồi hoàn toàn sau 7 - 10 ngày, tuy nhiên, có một số trường hợp tử vong do biến chứng, nhất là bội nhiễm phổi do các vi khuẩn như: tụ cầu, phế cầu, liên cầu trùng đặc biệt trên cơ địa suy dinh dưỡng, các biến chứng thường gặp như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não, viêm đường ruột, loét giác mạc mắt, viêm cơ tim, phụ nữ mang thai mắc sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.

Biện pháp điều trị

Về điều trị, hiện tại chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng và việc chăm sóc để phòng các biến chứng là cực kỳ quan trọng. Trường hợp nhẹ thường được chăm sóc và điều trị tại nhà, cách ly trẻ tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm long đường hô hấp trên, phòng ốc sạch sẽ thoáng mát, tránh gió, đủ ánh sáng, cho trẻ nghỉ học, để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, tránh kiêng cữ quá đáng vì trẻ đang giảm sức đề kháng, ăn lỏng, đủ chất, uống đủ nước nhất là giai đoạn bé đang sốt. Vệ sinh thật tốt cho da, răng miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da, với trẻ đang bú thì tiếp tục cho bú sữa mẹ theo yêu cầu của trẻ, trẻ sốt cao lau khăn nước ấm, không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, với mục đích dự phòng hay điều trị biến chứng vì dễ gây dị ứng. Khi trẻ bị sốt cao, vật vả hay mê sản thì nhất thiết phải cho trẻ nhập viện để được chăm sóc và điều trị.

Phòng ngừa

Về phòng bệnh, giải pháp tốt nhất hiện nay là chích ngừa sởi cho bé, từ năm 2006 đến nay, nước ta đã đưa chích ngừa sởi vào chương trình tiêm chủng quốc gia, theo lịch tiêm chủng, bao gồm hai mũi:

- Mũi 1: khi trẻ được 9 tháng tuổi.

- Mũi 2: khi trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

Với lịch tiêm chủng như trên thì các nhà khoa học thấy rằng, việc tiêm một mũi vắc-xin ở giai đoạn 9 tháng tuổi thì không đủ để tạo ra miễn dịch bền vững vì hiệu quả của vắc-xin cũng chỉ đạt khoảng 90%, cho nên việc tiêm nhắc lại mũi thứ hai khi trẻ đủ 6 tuổi là hết sức cần thiết và hiệu quả tạo nên miễn dịch có thể đạt đến 99%, đối với những nơi có dịch sởi khi bệnh nhân không chỉ là trẻ em thì cần tiêm vắc-xin cho người dân khu vực, để tạo miễn dịch chung cho cộng đồng.

                                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục