Với người già, có nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ cao… nên càng phải được quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn. Nhất là các thực phẩm chứa nhiều chất béo, các món ăn phải nấu đi nấu lại nhiều lần... có hại cho sức khỏe.

Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ

Đối với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe vì đó chính là mầm mống của những căn bệnh mà tuổi già hay mắc phải.

 Với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như thịt kho nước dừa, thịt nấu đông, các loại thịt quay, nội tạng động vật (tim, gan, ruột)... đều chứa nhiều cholesterol động vật. Nếu sử dụng nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi lượng cholesterol tăng đến một mức không thể kiểm soát thì các cơn đột quỵ tim mạch hoặc tai biến mạch máu não có thể xảy ra, rất nguy hiểm. Thực tế, hàng năm, vào những ngày Tết, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì các cơn tai biến thường tăng cao nên các cụ và người thân trong gia đình cần hết sức chú ý đến vấn đề này.

Ngoài việc hạn chế các món ăn trên, các cụ có thể bổ sung chất béo, đạm động vật từ cá vì cá dễ tiêu hóa, hàm lượng Omega 3 cao. Một tuần, nên bổ sung từ hai đến ba bữa cá và ăn kèm với các loại đậu, muối mè.

Có nên ăn nhiều rau củ quả muối chua?

Các loại dưa cải muối chua, kim chi... thường kích thích vị giác (do có vị chua), nên tạo sự ngon miệng và thèm ăn cho các cụ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này được làm chủ yếu từ các loại rau củ quả đã qua quá trình lên men và mất đi lượng vitamin cần thiết, không nên cho các cụ ăn nhiều vì không đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết.

Nên chọn các loại rau, trái cây tươi như: cam, bưởi..., cung cấp nhiều vitamin C và giúp tăng sức đề kháng, mau lành vết thương. Những trái cây có màu đỏ như dưa hấu, hồng, đu đủ... cũng là nguồn dồi dào vitamin A.

Kết hợp bổ sung vitamin C và A sẽ hết sức có lợi vì vitamin C giúp hấp thu vitamin A tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, mỏi mắt, hạn chế bệnh lão hóa về mắt.

Không dùng thức ăn nấu lại nhiều lần

Các món ăn trong mùa đông thường phải nấu đi nấu lại nhiều lần, lượng vitamin mất dần theo mỗi lần nấu, lại đồng thời làm tăng vị mặn cho món ăn. Đối với người già, ăn mặn là "kẻ thù" gây ra các bệnh thận, tăng huyết áp. Do vậy, không nên cho các cụ ăn những thức ăn nấu lại nhiều lần. Thức ăn tốt, đảm bảo vitamin, khoáng chất là phải ăn ngay sau khi nấu, lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn còn cao.

Cân bằng giữa ăn và uống

Ngoài việc ăn sao cho tốt, đúng khoa học, đảm bảo sức khỏe thì việc uống cũng không nên xem nhẹ. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể nên các cụ phải uống nước thường xuyên. Nguồn nước tốt nhất vẫn là nước lọc đun sôi để nguội.

Ăn uống hợp lý, cân bằng là điều quan trọng để giúp các cụ tránh được nguy cơ phát triển bệnh tật, tăng tuổi thọ...

Trong không khí vui tươi, đầm ấm ngày Tết, con cháu sum họp thì tinh thần kích thích vị giác, các cụ có thể ăn được nhiều hơn so với ngày bình thường nhưng đó chưa hẳn là tốt. Nên ăn trong tinh thần thoải mái, giữ mức độ ăn đều đặn, vừa phải, không nên ăn quá no và có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tạo cảm giác thích thú khi ăn.     

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thanh niên, vị thành niên được cán bộ y tế tư vấn SKSS.
Viêm xoang
Không có hình ảnh

Ho và mối lo bệnh tật

Các biểu hiện ho, khó thở của người cao tuổi cần đặc biệt chú ý vì rất có thể họ đã bị giãn phế quản (GPQ). Đây là bệnh hô hấp thường gặp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lây nhiễm mang tên... cảm xúc

Vô tình giữa đám đông, nhìn thấy hai người đang cười vui vẻ với nhau, dù không biết câu chuyện của họ là gì nhưng bất giác bạn cũng mỉm cười theo ngay. Một khi bạn gặp chuyện đau buồn, ai nhìn thấy bạn trong cảnh ấy cũng sẽ cảm thấy nỗi buồn ít nhiều xâm chiếm tâm can. Giống như dịch cúm, cảm xúc – dù tích cực hay tiêu cực, đều có khả năng lây lan và truyền nhiễm một cách không chủ ý ngay cả giữa những người hoàn toàn xa lạ.

Cúm gia cầm tái xuất: Nguy hiểm lại rình rập

6 tỉnh, thành phố đã ghi nhận dịch cúm trên đàn gia cầm, thủy cầm trong vòng 21 ngày qua. Trong vòng hơn 1 tháng, 3 người được xác định dương tính với virut cúm gia cầm A/H5N1, trong đó 1 trường hợp đã tử vong. Các chuyên gia nhận định, đây không phải là điều bất thường nhưng phải chăng đã có dấu hiệu chủ quan trong phòng chống dịch?!

Xử trí khi ngộ độc thực phẩm

Phải lưu ý đến những dấu hiệu mất nước, nhất là đối với những người nôn và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, mệt lả hay co giật...

Bảo quản trứng lâu bằng cách làm sạch

Để có thể một món trứng ngon và bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình thì ngoài sự khéo léo bếp núc của người nội trợ, việc bảo quản trứng và sử dụng trứng an toàn ngay từ ban đầu cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Gần 5.000 người nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật

Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2009 các bệnh viện đã tiếp nhận cho 4.515 người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên đã có 138 trường hợp tử vong do nhiễm độc quá nặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục