Phải lưu ý đến những dấu hiệu mất nước, nhất là đối với những người nôn và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, mệt lả hay co giật...
Gần đây, ngộ độc thực phẩm ở các khu công nghiệp, trường học... xảy ra thường xuyên. Điều đáng nói là do thiếu hiểu biết những kỹ năng xử trí tối thiểu ban đầu nên vô hình trung nhiều bệnh nhân thay vì sớm bình phục thì lại phải điều trị rất tốn kém, thậm chí tử vong.
Để có các các kỹ năng xử trí tối thiểu ban đầu, chúng ta cần biết hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm thường là do một trong ba nguyên nhân:
- Các hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ nấm, thuốc bảo quản rau quả...) với lượng vượt giới hạn cho phép.
- Các chất phụ gia thực phẩm dùng quá liều hoặc không cho phép (hàn the, phẩm màu công nghiệp...).
- Các vi sinh vật, vi khuẩn (có trong gia súc chết, ôi thiu...).
Sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày kể từ khi ăn loại thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh sẽ có những triệu chứng buồn nôn hoặc nôn ngay. Có khi nôn ra máu hoặc đau bụng đi ngoài nhiều lần (phân nước có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38°C.
Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng này thường nặng hơn. Nếu nôn nhiều lần và đi ngoài nhiều lần, người bệnh sẽ dễ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn đến trụy tim mạch và sốc.
Vì thế, phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước, nhất là đối với những người nôn trên 5 lần và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, miệng khô, môi khô, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý người già hay bị nặng lại không kêu khát do tuổi cao bị mất cảm giác khát), mạch nhanh, thở nhanh sâu, mệt lả hay co giật, nước tiểu ít, sẫm màu...
Một số bệnh nhân trong một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại tỉnh Đồng Nai. Ảnh: N.HỮU
Đối với một người có biểu hiện ngộ độc thực phẩm mà còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt, bằng cách dùng hai ngón tay để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây nôn. Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.
Nếu đã biết chất gây độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu, thuốc chuột... thì không nên gây nôn vì có thể sẽ làm cho bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang nôn mà nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt tính (20 đến 30 g nếu là người lớn; 5 đến 10 g đối với trẻ em) vì than hoạt tính có tác dụng gắn giữ các chất độc không cho thấm vào máu.
Tiếp đó, cho uống sulfale magnesium, sorbitol để tống chất độc và than hoạt tính qua đường phân. Phải cho bệnh nhân uống nhiều nước để than hoạt tính dễ dàng đi ra ngoài. Lúc này, bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng nên cần bù nước và chất điện giải bằng cách cho uống Oresol hoặc nước cháo, nước cam, nước dừa, nhất là sau mỗi lần nôn hay đi ngoài.
Tiếp đó, cho bệnh nhân ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu. Nếu thấy không cải thiện mà mất nước nặng, li bì, sốt cao hay phân có máu thì phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Theo Báo NLĐ
Fluoroquinolon (FQ) có phổ kháng khuẩn rộng, được dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cần hiểu rõ độc tính của loại thuốc này để tránh lạm dụng nhưng cũng không bỏ sót cơ hội dùng cho trẻ em khi cần thiết.
Theo thống kê trung bình cả nước hiện mỗi ngày có hơn 30 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (TNGT), trong đó TNGT đường bộ là nguyên nhân chủ yếu, chiếm tới 96% số vụ, 97% số người chết và hơn 98% số người bị thương trong tổng số các vụ TNGT. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng tai nạn giao thông trong thời gian qua là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông yếu kém, cơ sở hạ tầng giao thông còn chưa hoàn chỉnh... Chính vì vậy, việc Bộ Y tế xây dựng Đề án cấp cứu TNGT đường bộ sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại do tình trạng này gây nên.
Trung tâm CB-GD-LĐXH: Hơn 400 học viên được học và làm nghề thủ công mỹ nghệ
(HBĐT) - Ngày 2/3, Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đã tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và triển khai kế hoạch công tác năm 2010.
Người mắc bệnh tiểu đường luôn phải thận trọng trong vấn đề ăn uống. Bạn có thể giảm bớt nguy cơ mắc và tái phát bệnh bằng các loại thực phẩm sau.
Không ít người dân giật mình khi mới đây, Thanh tra Sở Y tế TPHCM thông báo kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàng loạt gia vị nấu cà ri, bò kho... nhiễm chất độc hại, có khả năng gây ung thư. Theo ghi nhận của PV Báo SGGP, có hàng trăm các loại gia vị, hương vị được bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay không được kiểm soát.
Sau khi đi cầu thai tại Đan Viện Biển Đức, chị Nhiệm được sơ thông báo đã có thai. Mặc dù chiếc bụng cứ lớn dần trong suốt 16 tháng nhưng chị Nhiệm không siêu âm thấy thai nhi mà chỉ thấy khó thở, mệt mỏi. Ngày 2/3, tại BV Chợ Rẫy, các bác sĩ đã siêu âm cho chị Nhiệm và phát hiện thấy một khối u rất lớn kèm theo nhiều dịch trong ổ bụng.