Từ sau Tết nguyên đán đến nay, mỗi ngày có hàng trăm người dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh tranh nhau đến khe núi cống Kẹp để hứng nước về uống.
Khu vực cống Kẹp nằm ở xã Khánh Sơn 2, huyện Nam Đàn (Nghệ An), được phát hiện trong quá trình làm đường giao thông từ thời chiến tranh chống Mỹ. Nhiều năm nay, nguồn nước chảy ra từ khe núi này trở thành nơi cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân một số xã của huyện Nam Đàn.
Đặc điểm của nước chảy từ đây là luôn trong vắt, có vị mát ngọt và không có rêu rong. Các cụ cao niên trong xã Khánh Sơn khẳng định rằng, từ khi được tìm thấy đến nay, nguồn nước này chưa từng khô cạn, bất kể trời nắng hay mưa. Thậm chí, dân địa phương mang nước về uống không cần phải đun nấu. “Uống nước chưa đun vậy mà chưa ai bị bệnh gì, nhiều người còn khẳng định là nó chữa được bệnh về đường ruột”, bác Nguyễn Văn Phú, ở xã Khánh Sơn đang xách 2 can nhựa hứng nước khẳng định.
Người dân đổ xô đi lấy nước từ khe núi sau tin đồn có nước thánh. Ảnh: Trường Long. |
Từ sau Tết nguyên đán đến nay, thời tiết nắng nóng bất thường ở Nghệ An, Hà Tĩnh cùng với lời đồn thổi ở đây có nguồn “nước thánh” khiến cho khe núi này luôn luôn bị quá tải vì lượng người đến lấy nước quá đông.
Mỗi ngày có hàng trăm người dân từ các xã, huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương (Nghệ An) Đức Thọ (Hà Tĩnh), mang can nhựa, thùng đến hứng. Do đông người nên khu vực khe nước luôn xảy ra tình trạng quá tải, tắc nghẽn. Nhiều người dân phải chờ từ lúc 3 - 4h sáng mới mong lấy được nước mang về.
Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng, nhiều người dân ở quanh khe nước này đã tranh thủ lấy nước vào lúc 1 - 2h sáng mang về nhà rồi bán lại mỗi can từ 2 đến 4 ngàn đồng. Một số người khác mang xe bán tải, xe bò đến, chờ cả đêm đến sáng để lấy được nước.
Đa số người dân ở xa đến đều rỉ tai nhau rằng nguồn nước ở đây có thể chữa bệnh, nhiều người gọi là “nước thánh” trong khi đó một số người dân sống quanh khu vực này lại cho rằng họ đến đây lấy nước chỉ vì nguồn nước ở đây có kết luận an toàn, không cần phải đun nấu.
“Hàng chục năm nay, không ai kết luận nó có thể chữa được bệnh hay không”, một người dân sống cạnh nguồn nước khẳng định.
Ông Phạm Văn Đước - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Sơn cho biết, hiện tượng người dân đổ xô đi lấy nước là có thật, nhưng chuyện nước thánh, nước thần là hoàn toàn bịa đặt.
"Từ năm 2008, chính quyền xã đã đưa mẫu nước này đi giám định và cho kết quả an toàn nên chúng tôi không cấm người dân sử dụng. Tuy nhiên đây, không phải là nguồn nước thánh như nhiều người đồn thổi", ông Đước quả quyết.
Theo VnExpress
(HBĐT) - Năm 2009, công tác giáo dục truyền thông và tư vấn về chăm sóc SKSS, phòng chống SDD trẻ em được tăng cường. Với hình thức truyền thông đa dạng, toàn tỉnh đã tổ chức được 6.345 buổi truyền thông nhóm, 3.300 buổi phát thanh, phát hình, kẻ vẽ và dán 1.121 pa nô, khẩu hiệu.
Chấn thương mũi xoang là một cấp cứu thường gặp trong tai mũi họng với tỷ lệ khoảng 5% số bệnh nhân cấp cứu nói chung và chiếm 54 - 75% trong các chấn thương tai mũi họng nói riêng.
Nhiễm virut viêm gan C cấp thường có nguy cơ 50 - 80% trở thành viêm gan C mạn. Có đến 50 - 70% tất cả các trường hợp ung thư gan là có sự liên quan tới virut viêm gan C. Những người viêm gan C mạn không điều trị hiếm khi thanh thải virut tự nhiên trừ khi tình trạng miễn dịch bị thay đổi.
Các biểu hiện ho, khó thở của người cao tuổi cần đặc biệt chú ý vì rất có thể họ đã bị giãn phế quản (GPQ). Đây là bệnh hô hấp thường gặp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vô tình giữa đám đông, nhìn thấy hai người đang cười vui vẻ với nhau, dù không biết câu chuyện của họ là gì nhưng bất giác bạn cũng mỉm cười theo ngay. Một khi bạn gặp chuyện đau buồn, ai nhìn thấy bạn trong cảnh ấy cũng sẽ cảm thấy nỗi buồn ít nhiều xâm chiếm tâm can. Giống như dịch cúm, cảm xúc – dù tích cực hay tiêu cực, đều có khả năng lây lan và truyền nhiễm một cách không chủ ý ngay cả giữa những người hoàn toàn xa lạ.
6 tỉnh, thành phố đã ghi nhận dịch cúm trên đàn gia cầm, thủy cầm trong vòng 21 ngày qua. Trong vòng hơn 1 tháng, 3 người được xác định dương tính với virut cúm gia cầm A/H5N1, trong đó 1 trường hợp đã tử vong. Các chuyên gia nhận định, đây không phải là điều bất thường nhưng phải chăng đã có dấu hiệu chủ quan trong phòng chống dịch?!