Một trong những triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm tai giữa (VTG) là chảy mủ tai. Thường là VTG xảy ra sau khi bạn bị cảm hoặc do từ viêm xoang, viêm amiđan, viêm hạnh nhân hầu. Tai bạn sẽ chảy mủ hoài nếu các nguyên nhân này không được trị dứt.

VTG lâu ngày có thể bệnh sẽ thành viêm tai xương chũm mạn tính (xương chũm là xương nằm sau tai), có thể hình thành cholesteatoma. Từ đó có nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: áp-xe não, viêm màng não, viêm não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên…

Khi nào cần phải phẫu thuật?

VTG thủng nhĩ cấp có thể tự lành. VTG chỉ trở thành mạn tính khi có những yếu tố thuận lợi như: viêm nhiễm ở mũi xoang họng. Như vậy, muốn chữa lành tai trước hết phải chữa lành mũi xoang, họng.

VTG màng nhĩ thủng mạn tính có thể chữa bằng phẫu thuật vá nhĩ, với điều kiện là các vùng mũi xoang họng không còn bệnh lý và tai được điều trị nội khoa khô hết mủ 4 tuần.

Bắt buộc phải phẫu thuật trong những trường hợp VTG có cholesteatoma để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Sức nghe có tăng lên không sau phẫu thuật?

Nếu tai trong còn tốt thì một phẫu thuật vá màng nhĩ có hoặc không kèm chỉnh hình chuỗi xương con sẽ làm tăng thính lực một cách đáng kể.

Việc vá màng nhĩ được hay không còn tùy thuộc vào bệnh tích của xương chũm hay sự hiện diện của cholesteatoma hoặc tình trạng không thuận của vòi nhĩ.

Nếu bệnh tích của xương chũm lan rộng hoặc cholesteatoma làm không thể vá nhĩ được thì mục đích của cuộc mổ chỉ là chữa lành nhiễm trùng tai và lấy sạch cholesteatoma để ngăn chặn các biến chứng.

Chỉ định phẫu thuật tai

Tai chảy mủ thối hoặc không, lâu ngày điều trị nội khoa không khỏi.

Tai có cholesteatoma.

Thủng màng nhĩ cần đóng kín màng nhĩ để tránh viêm tai tái phát.

Làm tăng sức nghe nếu có thể.

Vá nhĩ có thể thực hiện ở trẻ em nếu tình trạng mũi xoang ổn định, mũi thông thoáng, vòi nhĩ thông.

Cần phải làm gì trước phẫu thuật?

Làm các xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm tiền phẫu).

Trị liệu nội khoa cho tai khô trước mổ.

Đo thính lực để đánh giá sức nghe trước mổ.

Gội đầu sạch sẽ trước mổ một ngày.

Vài điều cần biết sau khi mổ tai

Nhức đầu, nhức tai thường nhẹ sẽ giảm với thuốc chống đau. Nếu nhức đầu nhiều, phải báo ngay với bác sĩ.

Chóng mặt, nôn ói có thể xảy ra trong những ngày đầu, điều trị nội khoa.

Thay băng mỗi ngày.

Cắt chỉ sau tai vào ngày thứ 7.

Băng tai chỉ được bác sĩ tháo toàn bộ sau phẫu thuật vá nhĩ vào ngày thứ 15.

Bạn phải làm gì sau khi xuất viện?

Nên làm:

- Giữ tai luôn sạch, khô.

- Nghỉ ngơi, dùng thuốc theo toa.

- Tái khám đúng kỳ hẹn với bác sĩ của bạn.

Không nên làm:

- Không tự ý tháo băng tai, rút bấc gạc ở tai, ngoáy tai.

- Không để nước lọt vô tai khi gội đầu hoặc tắm, không đi bơi vì rất dễ bị viêm tai tái phát do nhiễm nước dơ.

- Không nên che mũi hoặc miệng khi bạn hắt hơi hoặc ho, vì làm vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tai của bạn vừa phẫu thuật xong, nhất là trong trường hợp vá nhĩ.

- Cần tránh những tình huống thay đổi áp suất không khí như: đi máy bay, lên hoặc xuống đồi…

- Tránh đi lại nhiều hay lái xe gắn máy, vì bạn có thể bị mất thăng bằng tạm thời.

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Người có hội chứng cúm cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra, theo dõi sức khỏe.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hoa đu đủ đực chữa ho

Hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Khi dùng, hái hoa đã nở ngay tại cây 20 - 30g, để tươi, trộn với đường trắng hay mật ong, hấp cơm rồi nghiền nát, uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Có thể dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Tăng cường các biện pháp phòng dịch Lở Mồm long móng

(HBĐT) - Ngày 11/3, UBND tỉnh đã công bố dịch lở mồm long móng ghép tụ huyết trùng tại xã Đồng Nghê huyện Đà Bắc. Để phòng chống dịch có hiệu quả, các cấp, ban, ngành và nhân dân cần nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch.  Phóng viên HBĐT đã có cuộc phỏng vấn ông Lương Thanh Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y xung quanh vấn đề này.

53 trẻ khuyết tật, tàn tật nghèo được khám, phẫu thuật miễn phí

(HBĐT) - Trong 2 ngày 12 - 13/3, Viện chỉnh hình - Phục hồi chức năng, tổ chức từ thiện Donxa (vương quốc Bỉ) và Sở LĐ - TB - XH tỉnh đã tổ chức đợt khám, phẫu thuật điều trị và điều trị miễn phí cho trẻ em tàn tật nghèo của các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn và thành phố Hoà Bình.

Kiêng gì khi ho?

Nhiều bệnh nhân suốt thời gian dài cứ chạy chữa mãi với chỉ mỗi triệu chứng ho mà không giải quyết được... Theo BS Nguyễn Chấn Hưng, việc hy vọng vào tác dụng của những viên thuốc đắt tiền mà quên đi chế độ ăn uống chính là thủ phạm.

Hạ canxi huyết ở trẻ nhỏ

Canxi là một trong những chất khoáng có vai trò quan trọng trong cơ thể, tham gia vào cấu trúc xương và răng, co cơ, kích thích thần kinh, cơ chế đông máu, hoạt động của tim. Khi chế độ ăn thiếu canxi, cơ thể vẫn tiếp tục bài xuất canxi với số lượng lớn nhờ vào dự trữ. Nếu cân bằng canxi tiếp tục âm tính trong thời gian dài có thể gây hạ canxi huyết.

Người bệnh tăng huyết áp có nên chơi thể thao?

Lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao là mang lại cho cơ thể một sức khỏe tốt, giúp chúng ta ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc dẻo dai, tinh thần sảng khoái, là nhân tố quan trọng giúp sống lâu, sống khỏe. Tuy nhiên đối với người tăng huyết áp có nên luyện tập thể dục thể thao hay không?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục