Cán bộ chi cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra số kẹo mút phát quang vừa được thu giữ.

Cán bộ chi cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra số kẹo mút phát quang vừa được thu giữ.

(HBĐT) - Trước đây, trong những gánh hàng rong nơi cổng trường Mầm non, Tiểu học, hoặc trên các sạp hàng tạp hoá thường bày bán các loại giày dép, quần áo phát quang, đồ chơi phát quang... Thời gian gần đây lại có thêm một sản phẩm mới, đó là kẹo mút phát quang nhằm thu hút thượng đế ở lứa tuổi mầm non.

 

Chiếc kẹo có mùi vị hấp dẫn, màu sắc lại bắt mắt được các em nhỏ ưa thích. Nhưng ở lứa tuổi đó các em đâu đã hiểu được rằng trong mỗi chiếc kẹo nhỏ xinh đó ẩn chứa những mầm mống của căn bệnh nguy hiểm - bệnh ung thư. Cách đây chừng nửa tháng, cô con gái nhỏ của tôi đang học lớp mẫu giáo ở Trường Mầm non Phương Lâm (TPHB) sau buổi tan trường cứ nằng nặng đòi mẹ mua cho con chiếc kẹo phát sáng có hình ông sao như bạn Diệu Linh, bạn Phương Huyền. Dù biết mặt hàng phục vụ trẻ em được bày bán trôi nổi ở những gánh hàng rong thường không tốt cho sức khoẻ mà có khi còn gieo mầm bệnh, tuy nhiên, vì chưa được nhìn thấy chiếc kẹo "phát sáng" đó  hình thù thế nào nên tôi đã đến bên gánh hàng rong của một chị phụ nữ. Chưa kịp hỏi mua kẹo gì chị bán hàng rong đã nháy mắt với cô con gái tôi giọng xởi lởi: Con gái xinh quá! Mua kẹo phát sáng hả cháu?... Vừa nói chị bán hàng vừa mở hộp lấy chiếc kẹo đưa cho tôi kèm theo giọng nói nhẹ tênh: đồng rưỡi chị ạ!  (mỗi chiếc kẹo phát quang bán lẻ có giá 1.500đ). Tôi cầm chiếc kẹo trong tay để kiểm nghiệm  độ an toàn. Quả thật, chiếc kẹo được trình bày bắt mắt ngay từ phần bao bì. Trên nền màu đen sẫm có in nổi dòng chữ tiếng Anh Star Light Pop và hình ảnh một cô bé xinh xắn trong đôi cánh thần tiên tay cầm ông sao toả sáng. Bóc chiếc kẹo ra thấy trong đó có chiếc que màu vàng và viên kẹo hình ông sao màu hồng. Chị bán hàng rong cho tôi biết thêm: Vào chỗ tối bẻ cái que này là nó phát sáng chị à, có đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, ăn lại ngon nên trẻ con đứa nào cũng thích. Đọc trên bao bì không thấy nhãn mác, xuất xứ hay thời hạn sử dụng, tôi hỏi thử chị bán hàng: Kẹo này được sản xuất ở đâu mà giá bán lại rẻ vậy...? Chị bán hàng hồn nhiên trả lời. Ôi dào! Bán hàng rong vặt như chúng em thấy người ta bán thì mình nhập về bán cho các cháu thôi chứ biết tốt, xấu, đắt rẻ thế nào, biết họ sản xuất ở đâu. Câu nói ấy của chị bạn hàng rong có vẻ rất trung thực bởi không phải trong cuộc sống ai cũng có thời gian và điều kiện để tìm hiểu xem sản phẩm tốt hay xấu, nên hay không nên sử dụng...

 

Ở thành phố đã vậy, còn ở các vùng nông thôn, những mặt hàng trôi nổi, không nhãn mác, xuất xứ như chiếc kẹo phát sáng này còn được bày bán công khai và tiêu thụ với số lượng lớn hơn. Đó là điều có thể nhận thấy rõ bởi ở nông thôn dân trí còn ở mức thấp, những mặt hàng này là phù hợp với túi tiền của những người dân lao động.

 

Riêng với loại kẹo phát quang được phát hiện trên thị trường mới đây, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia vừa công bố kết quả xét nghiệm nêu rõ: Trong cán cầm của kẹo mút phát quang có 2 chất là Phtalate dung môi, kết hợp với Polyaromtic hydrocacbon (PHA). Khi 2 chất này trộn vào nhau có thêm hiện tượng  oxy hoá tạo năng lượng phát sáng trên thân cây kẹo. (PHA) là chất cực độc chỉ được sử dụng trong công nghiệp, nếu ăn vào có thể gây ung thư, đột biến gien.

 

Ngay khi nhận được thông báo của Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương về việc thu hồi khẩn cấp kẹo phát quang trôi nổi trên điạ bàn, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra, các cửa hàng trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo cho đội quản lý thị trường các huyện, thành phố kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân buôn bán mặt hàng kẹo phát quang. Bước đầu, đội quản lý thị trường huyện Lương  Sơn đã thu giữ được 48 hộp với số lượng 960 chiếc kẹo, đội Quản lý thị trường TPHB cũng đã thu giữ được 7 chiếc đưa về Chi cục quản lý thị trường tỉnh chờ xử lý.        

 

Để bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là đối tượng trẻ em, ngành Y tế, Quản lý thị trường tỉnh đã vào cuộc. Vì sức khoẻ, vì tương lai của con em mình, thiết nghĩ các bậc phụ huynh cũng nên lưu tâm tới việc ăn uống và cả cách chơi đồ chơi của trẻ em. Không chỉ vì chiều theo sở thích của con em mà rơi vào những mầm hoạ khôn lường từ những chiếc kẹo phát sáng trong mỗi gánh hàng rong.

 

                                                                                        Thúy Hằng

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục