Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn sẽ thường bị mệt lả, hết cả sức sống và có thể bị nghén đến không ăn uống được gì. Làm thế nào để tồn tại qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ đây?

 

 

 

1. Uống nhiều nước

 

Đây là thời kỳ mà bạn cảm thấy dường như mình đang bị ốm thực sự. Do đó đây là thời điểm quan trọng, bạn nên uống nhiều nước. Hãy để những chai nước lọc ở bất cứ nơi nào bạn thuận tiện lấy được nhất. Bạn có thể nhấp một vài ngụm đầu tiên vào buổi sáng. Sau đó, tiếp tục nhâm nhi cả ngày để ngăn chặn sự mất nước.

 

2. Ăn ít và ăn thường xuyên làm 6 bữa nhỏ

 

Mặc dù thời điểm này bạn thực sự chán ăn hoặc sợ ăn một vài loại thực phẩm nào đó thì bạn vẫn cần phải tích cực ăn để lấp đầy cái dạ dày trống không của bạn. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì, thậm chí nếu nó chỉ là một mẩu bánh mỳ khô cũng ổn.

 

Trong thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 6 bữa ăn nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính như khi bạn chưa mang bầu để giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa chứng bệnh buồn nôn vào mỗi buổi sáng ở thai kỳ đầu tiên.

 

3. Nuông chiều sự thèm ăn của bạn

 

Nếu chỉ thích ăn một loại thực phẩm nào đó, ngay cả khi thực phẩm đó khá xa lạ với bạn trước đó hoặc không phải là thực phẩm lành mạnh nhất bạn nên ăn nhưng bạn cứ ăn cho thỏa thích để đáp ứng sự thèm thuồng và đừng lo lắng về điều này.

 

4. Tìm cách bổ sung uống vitamin

 

Nếu việc uống các vitamin trước khi sinh làm cho bạn cảm thấy khó chịu thì hãy thử dùng nó trước khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, hãy nhớ hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào hoặc thay đổi liều lượng thuốc vitamin của bạn khi bạn đang bầu bí nhé.

 

5. Thưởng thức những tách trà thảo dược

 

Bạn có thể thưởng thức các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà gừng để có tác dụng làm dịu sự buồn nôn do nghén. Nhưng cũng không nên lạm dụng các loại trà thảo mộc, hãy chỉ uống điều độ và luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi thử nghiệm và thưởng thức bất kỳ loại thức uống nào.

 

6. Nghỉ ngơi

 

Bạn đang mang thai, do đó nhiều khi bạn cảm thấy không thể theo kịp công việc hiện nay hoặc theo kịp tần suất làm việc của các đồng nghiệp? Đây là điều hiển nhiên vì bạn đang trong giai đoạn đầu mang thai. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và môi trường làm việc thoải mái thì có thể tạm thời đưa chân lên ghế cho thoải mái hoặc có một giấc ngủ ngắn. Mọi người biết cũng sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.

 

7. Nhìn về tương lai

 

Vì chưa thích nghi với sự mang thai nên trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều lúc bạn sẽ thấy mệt mỏi, sẽ có nhiều chạnh lòng, buồn bực vô cớ, sẽ có những lúc bạn muốn cuộn tròn trong chăn và khóc. Song hãy nhắc nhở bản thân rằng mọi sự mệt mỏi, khó chịu này cũng sẽ qua. Bạn hãy chờ đợi một cuộc sống mới tươi đẹp, kỳ diệu đang phát triển từng ngày lớn lên bên trong cơ thể bạn.

 

 

                                                                             Theo DanTri

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục