Trái dâu tằm (tên khoa học là Morus alba, họ Moraceae) có vị ngọt, tính hàn, không độc.

Ngoài việc là một thứ trái cây dân dã và ngon miệng, quả dâu tằm còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe vì có chứa nhiều caroten, lượng vitamin C khá cao và axit hữu cơ... giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Quả dâu tằm được Đông y sử dụng làm thuốc trong các trường hợp:


- Trị chứng huyết hư váng đầu, ù tai
(thường gặp trong các trường hợp bị bệnh thiếu máu, suy nhược thần kinh, xơ cứng động mạch): Lấy các thảo dược như kê huyết đằng, cỏ mực, nữ trinh tử đồng lượng, tán bột mịn rồi luyện chung với mật và nước ép dâu tằm thành viên, uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10-12 gr.


Nếu dùng riêng quả dâu tằm thì sắc lấy dịch chiết 20%-30% gọi là cao tang thầm, uống mỗi ngày 5-10 ml. Bài thuốc này còn chữa được chứng miệng khô khát nước, tiểu đường.


- Người cao tuổi hay bị táo bón:
Dùng 20gr quả dâu tằm, thêm mè đen, hà thủ ô đỏ, sinh địa cùng lượng, sắc lấy 500 ml nước hòa chút mật ong, chia nhiều lần uống trong ngày.


- Phụ nữ bế kinh:
Dùng 15 gr quả dâu tằm, 3 gr hồng hoa, 13 gr kê huyết đằng, một muỗng nhỏ (15 ml) rượu trắng. Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày một thang, uống trong 5-7 ngày.


- Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm:
Dùng quả dâu, ngũ vị tử mỗi loại 10 gr, sắc uống mỗi ngày 1 lần.


- Đau nhức khớp:
Quả dâu tươi 100 gr, rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm 3-5 ngày vào rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Uống mỗi lần 20-25 ml. Hoặc dùng quả dâu tươi sắc chung với vị tang ký sinh 10 gr, uống mỗi ngày.


- Người thận yếu dẫn đến di tinh, hoạt tinh, không kiểm soát được nên xuất tinh sớm:
Dùng mỗi ngày 12-20 gr quả dâu tằm tươi hoặc có thể mua thêm ngũ vị tử đồng lượng, sắc lấy 200 ml nước chia 2-3 lần uống trong ngày.


- Rụng tóc, tóc bạc sớm:
Lấy 100 gr quả dâu tằm  sắc lấy dịch khoảng 100 ml, uống mỗi ngày giúp khí huyết lưu thông; dùng nước ép quả dâu chín đỏ sậm lọc lấy dịch, chà xát vào da đầu mỗi ngày, sau đó gội sạch sẽ giúp tóc bớt rụng và đen óng hơn. Hoặc lấy quả dâu, đậu đen, rau cần các thứ lượng bằng nhau, ninh nhừ ăn nóng.


Ngoài các bài thuốc nói trên, có thể dùng nước ép dâu tằm, cao dâu tằm 15-20 ml mỗi ngày, uống rượu dâu tằm khai vị trước khi ăn hoặc uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon giấc. Dâu tươi dầm nhỏ thêm ít đường, ăn mỗi ngày 50-100 gr hoặc chế xirô dâu tằm để dùng đều rất tốt cho sức khỏe.

Không đựng quả dâu trong dụng cụ kim loại

Hiện đang vào mùa dâu chín, giá bán rẻ, các bà nội trợ nên dùng dâu làm xirô hoặc rượu dâu cho gia đình sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, phải lưu ý là dâu có tính mát nên không dùng cho người hay lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày.

Quả dâu có chứa tanin nên tương kỵ với các dụng cụ đựng hoặc nấu có chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Tốt nhất là nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.

 
 
 
 
                                                                         Theo NLĐ

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục