Kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Không an tâm với huyết áp thì nên đo vài lần trong ngày, vài ngày liên tục mới đánh giá chính xác mức độ bệnh lý

 

“Huyết áp của tôi là 16, như thế có cao hay không?”. Một câu hỏi thường nghe hơn câu chào trong các phòng khám. Người cao huyết áp thường hay đỏ mặt? Sai, vì nhiều người lại sợ xanh mặt khi đo huyết áp thấy cao.


Ít người hiểu đúng


Điều đáng nói là tuy bệnh cao huyết áp không những phổ biến mà đồng thời rất nghiêm trọng nhưng số người thực sự hiểu rõ về huyết áp lại rất ít.

Bằng chứng là rất nhiều người bệnh, dù đã được điều trị nhiều năm với thuốc hạ áp vẫn mô tả huyết áp với một trị số 15 hay 16, trong khi ý nghĩa bệnh lý của huyết áp chỉ có thể được diễn giải chính xác khi có đủ hai trị số. Điều này còn chứng tỏ không ít thầy thuốc đang cho thuốc rất hào phóng nhưng lại dè sẻn lời giải thích với người bệnh.


Như vừa đặt vấn đề, huyết áp bao gồm 2 trị số, trên và dưới (ví dụ 12/8, đồng nghĩa với 120/80). Trị số ở trên là con số quen thuộc với nhiều người bệnh, còn có tên chuyên môn là huyết áp thu tâm, biểu hiện một cách gián tiếp mức độ co bóp của trái tim.

Nói cho dễ hiểu, trị số này nếu tăng cao hơn 140 chứng tỏ tim đang mệt vì phải cố gắng đẩy máu. Còn trị số bên dưới là trị số ít khi được lưu ý, còn được thầy thuốc gọi là huyết áp trương tâm, là trị số phản ánh một cách gián tiếp mức độ xơ vữa chai cứng của mạch máu. Trị số này nếu hơn 90 cho thấy mạch máu không còn mềm dẻo như mong muốn.

Ý nghĩa bệnh lý của huyết áp lại không chỉ tùy thuộc vào hai trị số vừa mô tả ở trên mà còn tùy theo khoảng cách biệt giữa hai trị số. Khoảng cách biệt này càng rộng càng an toàn cho người bệnh, càng hẹp thì nguy cơ do biến chứng càng trầm trọng.

Nói cách khác cụ thể hơn, huyết áp 15/9 (cách biệt 6) trên thực tế tuy cũng thuộc về định mức bệnh lý nhưng lại không nguy hiểm bằng huyết áp 14/10 (cách biệt 4). Chính vì thế mà khi đo huyết áp phải kiểm soát cả hai trị số. Chỉ với 1 trong 2 trị số thì thầy thuốc khó cho thuốc, trừ khi là thầy... bói!


Cao, thấp... tùy người


Huyết áp không cố định mà thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như trọng lượng, chiều cao, tuổi tác, sinh hoạt... Chẳng hạn huyết áp 14/9 ở người chưa tròn 30 tuổi chắc chắn nghiêm trọng hơn huyết áp tuy cùng trị số nhưng ở người đã hơn 60, vì huyết áp ít nhiều phải tăng theo tuổi đời.

Huyết áp tuy còn trong định mức bình thường, thí dụ 13/8, dù vậy vẫn đáng được lưu tâm nếu đối tượng chỉ cao dưới 1,5 m, cân nặng không đến 40 kg. Ngược lại, huyết áp tuy cũng 12/8 nhưng không thể gọi là lý tưởng nếu gia chủ cao đến 1,7 m lại nặng hơn 70 kg.


Huyết áp dao động theo nhịp sinh học, nghĩa là thay đổi nhiều lần trong ngày. Chính vì thế, người không an tâm với huyết áp thì nên đo huyết áp vài lần trong ngày, vài ngày liên tục mới có thể đánh giá chính xác và khách quan mức độ bệnh lý.

Nên ghi tất cả kết quả khi đến thầy thuốc. Nhờ đường biểu diễn lên xuống của huyết áp mà nhà điều trị chọn loại thuốc hạ áp và giờ uống thuốc thích hợp cho mỗi bệnh nhân cá biệt. Đó chính là nguyên tắc tối quan trọng để có thể kiểm soát huyết áp nhằm dự phòng nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Đừng vội mất tinh thần

Đo huyết áp ngay lúc huyết áp xuống thấp, rồi yên tâm là huyết áp mình không cao thì nhiều khi sẽ bị hố nặng vì đến với thầy thuốc quá trễ do không ngờ bị... cao huyết áp.

Nếu chỉ vì trị số huyết áp thấp sau một lần đo mà đã vội mất tinh thần vì tưởng mình bệnh nặng thì người bệnh cần gì vai trò tư vấn của thầy thuốc!

Ngược lại, nếu hấp tấp chẩn đoán hay thậm chí biên toa cho thuốc hạ khi mới đo huyết áp chỉ một lần thì thầy thuốc chẳng cần phải học tối thiểu đến... 6 năm làm gì.

 

                                                                                              Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Người tiêu dùng không nên “tẩy chay” thịt lợn vì dịch tai xanh

(HBĐT) - Mặc dù dịch tai xanh không lây từ lợn sang người, nhưng đến nay, hầu hết người dân vẫn e dè khi lựa chọn loại thực phẩm này. Đặc biệt là sau khi tỉnh ta công bố có dịch tai xanh, người tiêu dùng dường như đã “tẩy chay” thịt lợn khiến cho không ít người sống bằng nghề kinh doanh, giết mổ lợn rơi vào tình cảnh lao đao.

Xuất hiện bệnh viêm phổi lạ ở phụ nữ mang thai

Tuần qua, tại BV Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 3 bệnh nhân có triệu chứng viêm phổi lạ. Điều đặc biệt là cả 3 bệnh nhân này đều đang mang thai. Cho đến nay, sau một tuần điều trị, qua nhiều lần xét nghiệm vẫn chưa thể biết căn nguyên của bệnh.

Thức ăn có nhiều cám tốt cho người bị tiểu đường

Các nhà khoa học Mỹ tại Trường Y khoa thuộc Đại học Harvard vừa phát hiện, đối với những phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thực hiện các chế độ ăn có nhiều cám, có thể sống lâu hơn và ít có nguy cơ bị tử vong do bệnh tim.

7 mẹo hay khi ốm nghén

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn sẽ thường bị mệt lả, hết cả sức sống và có thể bị nghén đến không ăn uống được gì. Làm thế nào để tồn tại qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ đây?

Người chữa viêm xoang, tiểu đường bằng thuốc Nam

Đến ngã ba Mỹ Hòa, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ (Bình Định), hỏi nhà thầy Tuấn làm thuốc nam ai cũng biết. Người lái xe ôm nói, chính thầy Tuấn là "ân nhân" chữa khỏi bệnh viêm xoang sàn cho anh cách đây một năm.

Tân Lạc: Cấp 1.638 thẻ BHYT cho người có công

(HBĐT) - Thực hiện công tác chăm sóc người có công tính đến nay, Tân Lạc đã cấp 1.638 thẻ BHYT cho đối tượng chính sách người có công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục