“Ưu điểm của dầu thực vật so với mỡ động vật là có hàm lượng các axit béo không no cần thiết cao, giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, khi dầu thực vật được dùng để chiên, rán ở nhiệt độ cao hơn 180 độ C sẽ bị ôxy hóa và biến chất”.

 

Phó giáo sư Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm cho biết tại buổi tọa đàm Sự thực về dầu, bơ thực vật do báo Khoa học & Đời sống tổ chức sáng 31/5, tại Hà Nội.

Tác dụng thực của dầu thực vật?

Từ lâu nay, trong bếp ăn của nhiều gia đình người Việt, chai dầu thực vật thay thế cho mỡ thực vật là rất phổ biến. Dầu thực vật được quảng cáo với tác dụng ưu việt, bảo vệ tim mạch nhờ giảm cholesterol, phòng xơ vữa động mạch… Tuy nhiên mới đây, Giáo sư Grazyna Cichosz, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Ba Lan đưa ra quan điểm riêng cho rằng dầu ăn không tốt như quảng bá vì khi bị gia nhiệt, đun nấu, dầu thực lại “đe dọa” chính sức khỏe người dùng.

Trước thông tin này, PGS Phan Thị Sửu cho rằng, không có gì quá “nóng sốt” vì từ những năm 1994, nhiều nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về một số ảnh hưởng không tốt của dầu thực vật. Tuy nhiên, đến nay cũng không ai có thể phủ nhận công dụng thực của dầu thực vật.

Như quan điểm của ông Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), dầu thực vật cung cấp 2 axit béo không no rất quan trọng là omega-3 và omega-6 giúp giảm cholesterol, huyết áp thể nhẹ.... Đây là hai loại axit béo không no mà tự thân cơ thể người không thể tổng hợp được, vì thế, với những người béo phì, huyết áp thể nhẹ sử dụng dầu thực vật đúng cách rất có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý, nếu được chế biến “chuẩn” rất có lợi cho sức khỏe, ngược lại lại gây hại cho cơ thể. “Axit béo không no omega-3 và omega-6 rõ ràng có vai trò quan trọng cho sức khỏe, nhưng nếu hàm lượng hai chất này không cân đối thì sẽ rất có hại cho sức khỏe người dùng”, ông Đáng khẳng định.

Theo đó, ông khuyến cáo người tiêu dùng khi mua sản phẩm dầu thực vật nên xem kỹ chi tiết trên nhãn sản phẩm. Tỷ lệ 4:1 (hàm lượng omega 6 so với omega 3) được coi là tỷ lệ tuyệt đối. Loại dầu nào đạt được tỷ lệ này là loại dầu tốt. Nếu tỉ lệ này lệch quá nhiều, người tiêu dùng sử dụng thường xuyên sẽ khiến omega - 6 dư thừa, từ đó cón guy cơ làm tăng ung thư vú, đại tràng, xơ vữa động mạch, tuyến tiền liệt...

Ngoài ra, trên thị trường vẫn có loại dầu thực vật mà vì lợi nhuận, nhà sản xuất trộn lẫn các loại dầu với nhau. Để nhận biết loại dầu này, khi mua về, bà nội trợ nên để dầu vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu dầu nào bị đông đặc hoặc tạo cặn đặc thì chứng tỏ loại đó không tốt cho sức khỏe.

Ăn vừa đủ


Dù có những axit béo không no tốt cho sức khỏe, nhưng người tiêu dùng cũng chỉ nên sử dụng vừa đủ sản phẩm này, và lưu ý không nên gia nhiệt ở nhiệt độ quá 180 độ C
 
Dù có ưu điểm nổi trội, nhưng không phải ăn dầu thực vật bao nhiêu cũng được. Trên thế giới, đã có rất nhiều nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu xem nên ăn bao nhiêu dầu thực vật mỗi ngày, tuy nhiên, đến nay, chưa có một con số thống nhất được đưa ra. Có ý kiến thì cho rằng chỉ nên ăn một thìa cà phê mỗi ngày, tương ứng với 5gam, nhưng có ý kiến lại cho rằng có thể ăn tới 4 thìa cà phê dầu thực vật mỗi ngày.
 
Các chuyên gia cũng lưu ý, với người khỏe mạnh bình thường thì không nên chỉ sử dụng riêng dầu thực vật, mà nên sử dụng song song dầu thực vật mà mỡ động vật. Riêng với trẻ em, nên ăn xen kẽ giữa hai loại chất béo này, theo tỉ lệ 50 - 50. Còn với người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường… thì nên sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật để giảm việc “nạp” chất béo từ mỡ động vật vào cơ thể.

PGS Sửu đưa ra thêm một lưu ý cho người sử dụng dầu thực vật, đó là tuyệt đối không nên nấu dầu thực vật nóng quá 180 độ C, không nên sử dụng lại dầu thừa. Vì việc gia nhiệt quá nóng, sử dụng nhiều lần dầu tồn dư sẽ khiến dầu thực vật biến chất và có thể sinh ra các chất độc hại với cơ thể.

                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các bác sĩ của Bệnh viện chăm sóc sức khỏe trẻ em chu đáo
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền ở nước ta.
Không có hình ảnh

Phòng ngừa “bệnh văn phòng”

Ngồi một chỗ quá lâu, thiếu vận động cộng thêm ảnh hưởng của điều hòa, máy vi tính khiến dân văn phòng thường xuyên bị nhức mỏi mắt, mỏi cổ, đau lưng…Đó là mầm mống của những căn bệnh nan giải sau.

Đi bơi, không cẩn thận rước bệnh vào thân

Mặc cho trời đã nhá nhem tối, bé Trần Nam (đường Nguyễn Phong Sắc) vẫn mếu máo nài mẹ cho ở lại bể bơi… vầy nước. Nhìn quanh bể bơi Làng quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy, Hà Nội), khu bể bơi dành cho trẻ em vẫn ồn ã tiếng lũ trẻ cười đùa. Cách đó vài mét, khu vực dành cho người lớn, hàng chục người cũng đang thả mình trong làn nước trong xanh… đến lạ kỳ.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Công suất sử dụng giường bệnh đạt 140%

(HBĐT) - Trong những năm qua, chất lượng khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày càng được nâng cao. Nhiều kỹ thuật cao trong khám và điều trị được đưa vào áp dụng trong điều trị như mổ sọ não, nội soi, chiết tách được các thành phẩm máu...

Hiểu thêm về nguyên nhân sảy thai

Những băn khoăn như uống cafe, tập thể dục nhiều hoặc bị stress có làm thai bị sảy? Dưới đây là nghiên cứu mới, tiết lộ sự thật về nguy cơ sảy thai:

Vì sao nên tiêm vắc-xin đúng lịch?

Một số bà mẹ thường trì hoãn việc tiêm phòng cho con do lo sợ trẻ phải tiêm quá nhiều và gặp những tác dụng phụ kéo dài (ốm sốt). Nhưng nghiên cứu cho thấy những nỗi sợ này là không có căn cứ và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ.

Bi hài chuyện bố mẹ ép con học bằng mọi giá

Những quyển vở bài tập toán và chính tả của cu Bin cứ ngày càng mỏng dần mà bố mẹ không biết lý do vì sao. Tra hỏi mãi, cả nhà "ngã ngửa" là cu cậu sợ bị đánh đòn khi điểm thấp nên đã xé những trang đó bỏ đi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục