Một số bà mẹ thường trì hoãn việc tiêm phòng cho con do lo sợ trẻ phải tiêm quá nhiều và gặp những tác dụng phụ kéo dài (ốm sốt). Nhưng nghiên cứu cho thấy những nỗi sợ này là không có căn cứ và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ.
Theo nhóm các nhà khoa học Mỹ, không tạo miễn dịch cho trẻ ở thời điểm sớm nhất trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu trường Y Louisville (Mỹ) đã xem xét dữ liệu từ các dự án giám sát an toàn vắc-xin Mỹ và so sánh các kết quả tiêm vắc-xin của 1.047 trẻ từ năm 1993 – 1997. Một số trong đó đã được tiêm vắc-xin đúng lịch với 10 mũi tiêm trong 7 tháng đầu đời và một số khác thì trì hoãn việc tiêm vắc-xin.
Các nhà nghiên cứu thực hiện các test về trí thông minh, diễn đạt và hành vi của trẻ 7 năm sau đó và nhận thấy có một số sự khác biệt giữa 2 nhóm tiêm vắc-xin đúng hạn và bị trì hoãn. Nhóm tiêm đúng lịch có điểm kiểm tra IQ nhỉnh hơn và cũng trả lời nhanh hơn 1 chút.
BS Michael Smith, chuyên gia nhi về các bệnh nhiễm trùng, ĐH
Theo khuyến nghị, trẻ cần được tiêm khoảng 15 mũi trong 18 tháng đầu đời, tính gộp cả các mũi vắc-xin 5 trong 1. Giai đoạn cao điểm nhất là tháng tuổi thứ 4, trẻ phải tiêm 3 mũi trong tháng.
Theo DanTri
Theo một kết quả nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí "American Heart Journal" số ra tháng 5/2010, sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tim mạch, và các cựu chiến binh bị rối loạn lo âu có nhiều nguy cơ bị đau tim.
Ngày 28-5, Trường đại học Dược Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai và Tổ chức Y tế thế giới phối hợp triển khai dự án tăng cường thực hành an toàn thuốc tại Việt Nam.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 3 trong số 10 bệnh nhân nhập viện là do những sai sót trong kê đơn thuốc. Bệnh nhân có bệnh cảnh nhẹ nhưng do sử dụng thuốc không đúng mà phải nhập viện.
(HBĐT) - Lâu nay, rượu, bia đã trở thành một phần không thể thiếu trong các cuộc nhậu. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền không nhỏ những mong được sử dụng các sản phẩm rượu, bia có chất lượng. Tiền là thật, song rượu, bia thì chưa chắc...
Phòng chống dịch không phải là cứ chờ dịch đến thì mới đầu tư. Còn với công tác kiểm nghiệm ATVSTP còn nhiều "lỗ hổng" cần được "lấp đầy", từ việc đào tạo nhân lực cho đến trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị... Đây là những vấn đề chính được đưa ra chấn chỉnh trong Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch và kiểm nghiệm ATVSTP diễn ra ngày 25/5 tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn chủ trì.
Thời tiết giao mùa thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh, khi khô khi ẩm... rất khó chịu nên dễ làm cho cơ địa người nào đó không kịp thời thích ứng, khiến ngoại tà xâm nhập bì phu vào cơ thể mà dẫn đến chứng cảm mạo.