Những băn khoăn như uống cafe, tập thể dục nhiều hoặc bị stress có làm thai bị sảy? Dưới đây là nghiên cứu mới, tiết lộ sự thật về nguy cơ sảy thai:
Vấn đề nhiễm sắc thể
Khoảng 70% trường hợp sảy thai ở quý I và 20% ở quý II là do trục trặc trong gene của thai nhi. “Sảy thai do gene vẫn còn là một bí ẩn đối với chúng tôi. Đôi khi hai bộ nhiễm sắc thể từ trứng và tinh trùng không xếp đúng chỗ tại thời điểm thụ thai. Nhưng điều này không có nghĩa là người bố (người mẹ) có vấn đề. Cũng không có nghĩa lần thụ thai tới cũng bị hỏng như thế” – Joanatha Schaffir (giáo sư về sản phụ khoa Mỹ) chia sẻ).
Ảnh hưởng của sức khỏe mẹ tới sảy thai
Dùng thuốc mãn tính: Một số bệnh, đặc biệt là các bệnh làm hạn chế lưu lượng máu đến tử cung có thể làm tăng nguy cơ sảy thai (do bào thai đang phát triển không nhận đủ oxy) - đó là bệnh tiểu đường, tuyến giáp, bệnh lupus, tim mạch cũng như các bệnh nhiễm trùng tử cung.
Mất cân bằng nội tiết: Một số người mẹ không sản xuất đủ hormone progesterone – điều cần thiết giúp các lớp lót tử cung, hỗ trợ phát triển của nhau thai và bào thai. “Nguyên nhân này thường không phổ biến. Chúng tôi thường không làm xét nghiệm trừ khi, bị sảy thai nhiều lần” – Giáo sư Schaffir tiết lộ. Dùng thuốc có thể giúp việc mang thai lần sau thành công
Các yếu tố khác
Uống nhiều cafe: Phụ nữ tiêu thụ 200mg (hoặc nhiều hơn) caffein mỗi ngày (khoảng 2 tách cafe hoặc 5 lon soda caffein) có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi so với người khác, theo một nghiên cứu trên tạp chí Sản, Phụ khoa Mỹ.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, hóa chất đi qua nhau thai có thể ảnh hưởng đến các tế bào.
Uống quá nhiều thuốc lá và chất gây nghiện: Bạn đã thử một ly rượu vang trước khi có ý định mang thai? Đừng quá lo lắng về điều này. Dùng quá nhiều rượu thường xuyên có khả năng gây sảy thai bởi nó gây độc hại lên tất cả các tế bào đang phát triển. Nhưng ngay khi dự định mang thai (hoặc có thai) nên cắt bỏ rượu, cocktail, thuốc lá, chất gây nghiện…
Những nguyên nhân chưa được sáng tỏ
Tập thể dục quá nhiều: Hơn 20% thai phụ được khảo sát đồng ý. Hầu hết các chuyên gia khẳng định, thể dục hợp lý trong thai kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ sảy thai, giảm căng thẳng, đau nhức, nguy cơ tiểu đường …
Quá nhiều stress: Hơn 75% phụ nữ được khảo sát đồng ý. Giáo sư Schaffir nói rằng, lo lắng và căng thẳng đơn thuần hàng ngày khó có thể gây sảy thai. Nhưng những điều lớn như mất chồng (hoặc cha, mẹ) thì có thể gây sảy thai. Thai phụ chịu ít stress nhưng uống rượu, hút thuốc nhiều… còn có khả năng bị sảy thai cao hơn.
Mang thai lại sau khi sảy thai
Vì hầu hết trường hợp sảy thai là hoàn toàn ngẫu nhiên nên chuyện này có thể khiến người mẹ khủng hoảng. Sau hai lần sảy thai liên tiếp, nguy cơ sảy thai tiếp theo sẽ tăng lên một chút. Nhiều trường hợp, sau ba lần sảy thai liên tục, bác sĩ có thể làm xét nhiệm gene, tử cung hoặc vấn đề hormone cho người mẹ.
Theo NLĐ
Những đợt nắng nóng xen kẽ những ngày oi nồng đã làm cho số trẻ phải nhập viện tăng lên đột biến, phần lớn là những ca bệnh nặng. Tuy nguyên nhân gây bệnh có khác nhau nhưng đều có cùng một bệnh cảnh lâm sàng.
Theo một kết quả nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí "American Heart Journal" số ra tháng 5/2010, sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tim mạch, và các cựu chiến binh bị rối loạn lo âu có nhiều nguy cơ bị đau tim.
Ngày 28-5, Trường đại học Dược Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai và Tổ chức Y tế thế giới phối hợp triển khai dự án tăng cường thực hành an toàn thuốc tại Việt Nam.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 3 trong số 10 bệnh nhân nhập viện là do những sai sót trong kê đơn thuốc. Bệnh nhân có bệnh cảnh nhẹ nhưng do sử dụng thuốc không đúng mà phải nhập viện.
(HBĐT) - Lâu nay, rượu, bia đã trở thành một phần không thể thiếu trong các cuộc nhậu. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền không nhỏ những mong được sử dụng các sản phẩm rượu, bia có chất lượng. Tiền là thật, song rượu, bia thì chưa chắc...
Phòng chống dịch không phải là cứ chờ dịch đến thì mới đầu tư. Còn với công tác kiểm nghiệm ATVSTP còn nhiều "lỗ hổng" cần được "lấp đầy", từ việc đào tạo nhân lực cho đến trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị... Đây là những vấn đề chính được đưa ra chấn chỉnh trong Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch và kiểm nghiệm ATVSTP diễn ra ngày 25/5 tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn chủ trì.